31/10/18

Cách sử dụng nấm Chaga Nga chữa khỏi bệnh tiểu đường

Tác dụng của nấm Chaga Nga


Nấm Chaga Nga hay còn được gọi với cái tên: Kim cương đen của rừng xanh. Với các tác dụng được các nhà khoa học nghiên cứu, và được khẳng định là có tác dụng chữa bệnh tiểu đường tốt nhất hiện nay trên thế giới. Ngoài ra nấm Chaga còn có rất nhiều tác dụng khác:


Nam-chaga-nga-chua-benh-tieu-duong
Sử dụng nấm Chaga Nga chữa khỏi bệnh tiểu đường


  • Giết chết các tế bào gây hại để bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Do đó, công dụng của nấm chaga không chỉ giúp kéo dài cuộc sống của bệnh nhân mà nó còn góp phần tăng cường sức đề kháng cho những người khỏe mạnh tránh xa khỏi bệnh tật.
  • Tiêu diệt và ức chế các virut gây hại cho sức khỏe con người như: virut cúm, thủy đậu…
  • Lọc máu hiệu quả.
  • Điều hòa huyết áp đối với những người hay bị chứng huyết áp cao.
  • Giảm đau nhức tại các khớp xương như cột sống, xương cổ hay tại các khớp chân tay.
  • Phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dị ứng vỏ não.
  • Hỗ trợ và điều trị các bệnh cho các cơ quan bên trong cơ thể như: viêm gan, viêm phế quản, viêm loét dạ dày, tá tràng, …
  • Giảm stress căng thẳng với những người hay phải làm việc đêm, áp lực công việc quá cao.
  • Giảm thiểu và điều trị các bệnh về tiêu hóa…
  • Điều hòa đường huyết cho người bị tiểu đường.

Đọc thêm các bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về sản phẩm nấm Chaga Nga.

Nấm ChaGa – Kim Cương Đen Của Rừng Xanh

Cách sử dụng nấm Chaga Nga chữa khỏi bệnh tiểu đường


Nấm Chaga có rất nhiều cách để sử dụng, mỗi cách, mỗi bài thuốc sẽ dùng để hỗ trợ điều trị hay chữa một số bệnh khác nhau. Có thể ngâm rượu, pha nước uống hoặc kết hợp với các sản phẩm thuốc nam, thảo dược khác để.

Dưới đây là 3 phương pháp sử dụng nấm Chaga chữa bệnh tiểu đường đơn giản và hiệu quả nhất:

Hãm trà: 

Xay nấm Chaga thành bột. Mỗi lần uống đem hãm 1 muỗng nấu ăn bột nấm Chaga với một lít nước sôi trong bình giữ nhiệt (hoặc cho vào cốc uống nước và đậy kín). Sau 30 phút nước có màu cà phê là có thể uống được. Uống 3-6 lần mỗi ngày, mỗi lần 150 - 250 ml. Một ngày cần dùng 600 ml trở lên, tốt nhất là 1 lít rưỡi trở lên. Nên uống vào khoảng thời gian giữa các bữa ăn hoặc sau khi ăn 2 tiếng.

Nấu uống: 

Cho 9 lát nấm Chaga (xắt lát khoảng 1-2mm) với 2 lít nước đun bằng ấm sắc thuốc hoặc nồi bình thường, sau khoảng 60 phút chắt lấy hết nước lần 1 rồi tiếp tục cho 2 lít nước vào đun sau khoảng 30 phút chắt hết lấy nước lần 2. Lặp lại như thế ta lấy nước lần 3, lần 4 và lần 5 thì bỏ bã nấm.

Tất cả lượng nước thu được sau 5 lần ta sử dụng dần, lượng chưa sử dụng để ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và uống thay nước hàng ngày. Có thể pha thêm nước sôi để pha loãng và làm ấm nước trước khi uống. Có thể uống lần nào thì đun lần ấy, cất bã để lần sau cho nước đun tiếp. Một lượng Chaga như vậy có thể sắc được 5 lần mới bỏ.

Uống nấm Chaga thay nước lọc mỗi ngày, tầm 2 lít thì càng tốt.

Ngâm rượu:

Phương pháp này cần sử dụng tới rượu nếp nguyên chất. Rượu có tác dụng rất mạnh trong việc khai thác hết những thành phần, dưỡng chất có trong nấm chaga. Chúng ta có thể ủ nấm với rượu trong một khoảng thời gian dài, những thành phần nấm chaga nếu bị mất đi trong quá trình pha trà thì ở cách này, những dưỡng chất đều được bảo tồn và ngấm vào rượu.

Lưu ý: Để tiến trình điều trị tiểu đường hiệu quả bạn cần kết hợp đều đặn tập thể dục và một chế độ ăn hợp lý.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


30/10/18

Cách sử dụng Hoa tam thất chữa mất ngủ hiệu quả

Tác dụng của Hoa tam thất


Hoa tam thất có vị ngọt tính mát, tác dụng thanh nhiệt, bình can, giáng áp, an thần, trấn tĩnh. Hoa tam thất chủ trị các bệnh lý sau:

Hoa-tam-that-chua-mat-ngu-hieu-qua
Hoa tam thất chữa mất ngủ hiệu quả

Người bị mất ngủ ( Can hỏa, nhịp tim không đều, hay hồi hộp).

Người cao huyết áp, huyễn vựng (Có biểu hiện: Hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não…).

Người tăng cân, béo phì.

Giảm cholesterol toàn phần, hạ mỡ máu, giảm béo bụng béo đùi hiệu quả.

Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp tăng cường tuần hoàn máu.

Thanh nhiệt, giải độc, mát gan, điều hòa chức năng của tạng can.

Hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Bài viết liên quan:

Hoa Tam Thất – Thần Dược Cho Người Huyết Áp Cao

Cách sử dụng Hoa tam thất chữa bệnh hiệu quả


Cách dùng Hoa tam thất phổ biến nhất là sử dụng để pha trà, sắc nước uống hằng ngày. Ngoài ra cũng có thể dùng hoa tam thất làm thực phẩm trong các bữa ăn. Dưới đây là các phương pháp sử dụng hoa tam thất đơn giản và hiệu quả nhất:

Pha trà:

Chuẩn bị:

5g hoa tam thất cần dùng khoảng 300ml – 400ml nước sôi.

Tra-hoa-tam-that
Trà hoa tam thất

Cách pha trà:

Tráng trà: Cho 5g hoa tam thất vào ấm, lấy 100ml nước sôi chế vào ấm lắc nhẹ và đổ nước đó đi.
Pha trà: Chế 200ml – 300ml nước sôi vào ấm, sau 10 phút là dùng được. Uống hết lượt nước này lại cho thêm lượt nước khác cho đến khi trà hết vị ngọt đắng thì mới pha ấm trà mới. Nên uống hàng ngày thay nước rất tốt.

Có thể dùng hoa tam thất như một loại trà để uống hàng ngày. Tuy nhiên theo kinh nghiệm điều trị bệnh, thời điểm dùng hoa tam thất tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng. Nếu bạn đi ngủ lúc 10 giờ, hãy dùng 1 ấm trà hoa tam thất vào lúc 9 giờ tối. Chắc chắn bạn sẽ có một giấc ngủ ngon. Duy trì đều đặn, chỉ sau khoảng 1 tháng sử dụng sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ rõ rệt kể cả những người bị mất ngủ kinh niên.

Hoa tam thất làm món ăn:

Cây tam thất thường ra hoa vào tầm tháng 7 đến cuối tháng 8 dương lịch. Những bông hoa tam thất có vị đắng nhưng khi chế biến thành món ăn, nó lại có sức hấp dẫn riêng. Hoa tam thất có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như thịt bò xào tam thất.

Nguyên liệu:

300 g thịt bò,100g – 200g hoa tam thất tươi, hành lá, cà chua, củ tỏi, bột tiêu đen, và các gia vị cần thiết khác (Gia vị rau thơm tùy theo cách sử dụng của mỗi người sao cho phù hợp với khẩu vị).

Sơ chế:

Tất cả các nguyên liệu cần rửa sạch. Sau đó thịt bò thái miếng nhỏ vừa ăn. Hành lá cắt khúc dài 2cm, cà chua bổ múi cau. Tỏi bóc vỏ và băm nhỏ.

Chế biến hoa tam thất xào thịt bò:

Phi thơm 2 thìa dầu ăn với 1 thìa tỏi băm nhuyễn.

Cho thịt bò vào đảo nhanh tay với lửa lớn.

Tiếp tục cho hoa tam thất và cà chua vào xào chung.

Nêm thêm 1 thìa nước mắm, mì chính và 1 chút xì dầu để món ăn vừa miệng và màu hấp dẫn hơn. Đảo nhanh tay, cho hành lá vào.

Cuối cùng để thức ăn lên đĩa và rắc một chút tiêu đen là bạn đã hoàn thành xong món ăn.

Lưu ý:

Hoa tam thất khi sử dụng hiếm khi gặp phải các tác dụng phụ, tuy nhiên những người sau đây không nên sử dụng Hoa tam thất:

Người bị huyết áp thấp không nên uống hoa tam thất. Những người bị huyết áp thấp cần thận trọng vì có tác dụng hạ huyết áp. Dùng nhiều huyết áp sẽ tụt mạnh. Huyết áp bị tụt sẽ cảm thấy choáng váng, mệt mỏi.

Người thuộc thể trạng hàn, thường thấy lạnh, đại tiện lỏng nát, bàn tay bàn chân lạnh… .Hoa tam thất tính mát, dùng cho người thể trạng hàn sẽ càng hàn hơn.

Nữ giới đang kì kinh nguyệt. Trong kì kinh nguyệt, phụ nữ không nên sử dụng những đồ có tính mát, lạnh. Hơn nữa hoa tam thất lại có tác dụng hoạt huyết hóa ứ có thể khiến kinh nguyệt ra quá nhiều. Trường hợp người phụ nữ vốn có huyết ứ làm kinh nguyệt không điều hòa có thể dùng tam thất để điều hòa kinh nguyệt, tuy nhiên cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Người đang cảm lạnh cũng không nên dùng hoa tam thất vì có thể làm cảm lạnh nặng hơn.

Phụ nữ có thai tuyệt đối không nên tự ý sử dụng hoa tam thất và các loại thảo dược từ tam thất vì tác dụng hoạt huyết có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Hoa tam thất có tính lạnh cũng không nên sử dụng thường xuyên trong thời gian dài bởi tính mát của hoa tam thất khi sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng tới vị khí gây ăn uống kém, đầy bụng, chậm tiêu… lâu hơn sẽ ảnh hưởng đến dương khí của cơ thể

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


29/10/18

Các bài thuốc quý từ cây Dong riềng

Tác dụng của cây Dong riềng


Cây dong riềng là một cây thuốc nam rất phổ biến ở nước ta. Dong riềng có nhiều tác dụng tốt đến sức khỏe, đặc biệt nhất là công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch vành cực kì hiệu quả. Từ ngàn xưa đồng bào người Dao ở Hà Giang đã sử dụng củ dong riềng trong các vị thuốc nam của họ.


Chua-benh-mach-vanh-bang-cu-dong-rieng
Chữa bệnh tắc nghẽn động mạch vành bằng củ dong riềng đỏ

Một số tác dụng cụ thể của cây dong riềng:

Theo Đông y củ dong riềng đỏ có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ áp, lợi huyết, bổ tim. Lá và thân cây có tác dụng làm dịu và kích thích.

Rễ dùng chữa viêm gan cấp tính. Dùng ngoài trị vết bầm tím do ngã chấn thương, viêm có mủ ngoài da.

Hoa dùng chữa chảy máu bên ngoài. Hạt có thể tán bột rắc chữa viêm tai có mủ.

Củ dong riềng có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, an thần và giáng áp, thường được dùng để chữa viêm gan vàng da, bệnh lỵ mãn tính, ho ra máu, huyết lậu (rong huyết), bạch đới (khí hư), kinh nguyệt không đều, ung nhọt...

Tham khảo thêm bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về cây Dong riềng:

Tác dụng của củ dong riềng

Các bài thuốc quý từ cây dong riềng


Cây dong riềng thường được biết đến với lợi ích lấy bột để làm miến, một món ăn được người dân Việt Nam yêu thích. Tuy nhiên, với đồng bào người Dao, dong riềng ngoài làm thực phẩm còn được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc nam quý chữa bệnh.

Dưới đây là một số cách dùng củ dong riềng để chữa bệnh:

Bài thuốc trị bệnh mạch vành: Tác dụng tuyệt vời nhất của củ Dong riềng

Bạn hãy lấy 60g củ dong riềng khô đem rửa sạch, hầm với 1 quả tim lợn ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày làm 1 lần, ăn liên tục trong thời gian 10 ngày là có kết quả.

Viêm gan cấp: 

Rễ Dong riềng tươi 60-90g đun sôi uống. Có hiệu quả sau một tuần lễ điều trị.

Các nhà y học đã tiến hành nghiên cứu dùng rễ dong riềng điều trị bệnh viêm gan truyền nhiễm cấp tính bằng cách mỗi ngày lấy 100 - 150g rễ dong riềng tươi, thái vụn, sắc kỹ lấy nước, chia uống 2 lần sáng và chiều, 20 ngày là 1 liệu trình, trong thời gian dùng thuốc kiêng tôm cá và các thức ăn cay.

Kết quả cho thấy, trên 63 bệnh nhân có 58 ca khỏi bệnh, 3 ca có chuyển biến tốt và 2 ca không đỡ, đạt hiệu quả 96,8%, trong đó khỏi bệnh sau 20 ngày là 34 ca, sau 30 ngày là 18 ca, sau 45 - 47 ngày là 6 ca.

Chữa rong kinh: 

Dùng củ dong riềng và hoa đỗ quyên (ánh sơn hồng) lượng vừa đủ hầm gà để ăn.

Chữa trẻ em chướng bụng: 

Dùng lá, hoa dong riềng và kim tiền thảo lượng bằng nhau, giã nát, sao nóng rồi đắp lên bụng.

Chữa viêm tai chảy mủ: 

Dùng hạt dong riềng sấy khô tán bột rắc vào trong tai... (Ở Ấn Độ, rễ dong riềng còn được dùng để làm ra mồ hôi, lợi tiểu, dùng để điều trị sốt và phù thũng).

Cầm máu vết thương do kim khí: 

Dùng hoa dong riềng 20g sắc uống.

Chữa viêm gan vàng da: 

Dùng rễ dong riềng sắc uống.

Ngã chấn thương: 

Giã rễ tươi và đắp tại chỗ.

Kết luận


Cây dong riềng vừa là cây thuốc nam quý cũng vừa là thực phẩm tuyệt vời mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Hi vọng bài viết đã mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn đọc và Quý khách hàng của Thảo dược miền núi chúng tôi.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


28/10/18

Tác dụng của củ dong riềng

Tác dụng của củ dong riềng trong Đông y


Củ dong riềng trong Đông y được nhắc đến với vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, an thần và giáng áp, thường được dùng để chữa viêm gan vàng da, bệnh lỵ mãn tính, ho ra máu, huyết lậu (rong huyết), bạch đới (khí hư), kinh nguyệt không đều, ung nhọt…

Củ dong riềng


Củ dong riềng còn có tên gọi là khoai riềng, khoai dao, củ bình tinh....Là một loại cây được trồng phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía bắc như: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái....

Cu-dong-rieng-do
Củ dong riềng đỏ

Trong những năm chiến tranh thì củ bình tinh dùng làm món ăn thay thế cho cơm, chỉ cần làm sạch bỏ lên luộc là có thể ăn một cách ngon lành. Ngoài ra củ bình tinh cũng được nhiều địa phương sử dụng để làm miến.

Cây Dong riềng đỏ tiếng Nùng Cao Bằng gọi đó là cây Slim khỏn, người Nùng Văn quan Lạng sơn gọi là cây Slim tàu tẳng. Cây Dong riềng đỏ có tên khoa học là Canna edulis – Kur thuộc họ Cannaceae.

Dong riềng có 2 loại: Dong riềng đỏ và dong riềng trắng. Củ dong riềng đỏ mới là sản phẩm chúng ta quan tâm và phân tích ngày hôm nay. Đặc biệt củ dong riềng đỏ còn là một thành phần không thể thiếu trong “Rượu tứn khửn – Biệt dược phòng the” của đồng bào người Mông.

Tác dụng của củ dong riềng


Củ dong riềng trong Đông y được nhắc đến với vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, an thần và giáng áp, thường được dùng để chữa viêm gan vàng da, bệnh lỵ mãn tính, ho ra máu, huyết lậu (rong huyết), bạch đới (khí hư), kinh nguyệt không đều, ung nhọt…

Theo sách Sinh thảo dược tính củ dong riềng có công dụng “thoát nhiệt độc, trị ung nhọt, lợi tiểu tiện”. Sách Nam Ninh thị dược vật chí ghi rằng: dong riềng có khả năng thu liễm, trừ đàm, được dùng để chữa lỵ kinh niên, thổ huyết và các bệnh thần kinh. Sách Tứ Xuyên trung dược chí viết: “Dong riềng bổ thận hư, trị huyết lậu, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, nhọt độc giai đoạn sưng nóng đỏ đau”.
Cách dùng thông thường là sắc lấy nước uống, ăn củ dong riềng luộc hoặc giã nát đắp ngoài.

Một số tác dụng cụ thể của củ dong riềng đỏ:

  • Hỗ trợ điều trị tắc nghẽn động mạch vành
  • Điều trị đau thắt ngực do động mạch vành
  • Hỗ trợ điều trị chứng xơ vữa động mạch
  • Tăng cường chức năng tim
  • Hỗ trợ điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

Đối tượng sử dụng:

  • Bệnh nhân mắc chứng xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch
  • Người béo phì, người cao tuổi có tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim
  • Người mắc chứng huyết áp cao

Kết luận


Củ dong riềng đỏ vừa là một thực phẩm ngon cũng vừa là một vị thuốc tuyệt vời, đặc biệt là công dụng trong điều trị bệnh mạch vành. Hi vọng với những kiến thức tuyệt vời về củ dong riềng mà tôi cung cấp trong bài viết đã giúp ít nhiều cho bạn đọc.

Để tham khảo các sản phẩm thảo dược chất lượng cao, uy tín, mọi người hãy liên hệ đến Thảo dược miền núi.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


27/10/18

Tác dụng của quả trâu cổ

Tác dụng của quả trâu cổ trong Rượu tứn khửn


Quả trâu cổ được biết đến là loại thảo dược miền núi có công dụng lợi sữa cực kỳ tuyệt vời cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Ngoài ra quả trâu cổ cũng được góp mặt trong những thành phần không thể thiếu của rượu tứn khửn, một loại rượu Bí truyền của người Mông.


Tac-dung-cua-qua-trau-co
Tác dụng của quả trâu cổ

Tác dụng của quả trâu cổ trong Rượu tứn khửn không phải là giúp lợi sữa, chữa tắc tia sữa, mà đó là tác dụng về mặt nâng cao sinh lý cho nam giới. Nói đến quả cổ trâu thì thường người ta chỉ biết nó qua tác dụng lợi sữa mà ít ai biết lợi ích đến sức khỏe sinh lý của nó cũng tuyệt vời chẳng kém.

Quả trâu cổ là gì


Quả trâu cổ còn có tên gọi khác là quả cổ trâu hay Vương bất lưu hành. Chúng được sử dụng từ rất lâu trong các bài thuốc của các đồng bào dân tộc phía bắc nước ta.

Tên khoa học là Ficus pumila L.

Là loại cây dây leo, mọc sát vào vách đá, thân cây hoặc vách tường, lá cây khá nhỏ nên còn được gọi là cây vẩy ốc.

Quả trâu cổ có chứa các thành phần hóa học: Glucoza, arabinoza và fructoza.

Bộ phận dùng làm thuốc thường là: Lá, quả, rễ và thân cây. Nhiều nơi còn sử dụng cả nhựa cây trâu cổ làm thuốc chữa bệnh.

Cây trâu cổ là dạng cây dây leo thường mọc trên các vách đá, nhiều nơi còn trồng cây này ở bờ tường, bờ rào quanh nhà để làm cảnh. Cây phân bố ở khắp các vùng miền núi phía bắc nước ta.

Tác dụng của trâu cổ


Quả trâu cổ có vị ngọt, mát, tính bình.

Lá và cành vị chua chát, tính mát có tác dụng thông tiểu, lợi sữa.

Quả trâu cổ là một vị thuốc được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Các sách cổ Thần nông bản thảo, Bản thảo cương mục đều có ghi chép về vị thuốc này. Theo các tài liệu cổ nó có những tác dụng chính như sau:


  • Quả có tác dụng điều trị liệt dương.
  • Quả tác dụng điều trị di mộng tinh.
  • Lá trâu cổ điều trị tắc tia sữa, lợi sữa.
  • Lá va thân có tác dụng lợi tiểu, thông đại tiện.
  • Tác dụng tiêu độc.

Đối tượng sử dụng

  • Người bị liệt dương, yếu sinh lý.
  • Người thường xuyên mắc chứng di tinh, mộng tinh.
  • Người bị đau lưng mỏi gối do thận yếu.
  • Phụ nữ bị tắc tia sữa, thiếu sữa.
  • Người bị phù thũng, bí tiểu.
  • Người bị táo bón, khó tiêu.


Kết luận


Quả trâu cổ thường được nhắc đến nhiều nhất với công dụng là chữa tắc tia sữa và giúp cho các bà mẹ có nhiều sữa hơn, sữa tốt hơn để chăm con nhỏ. Tuy nhiên, ngoài ra cũng phải biết đến tác dụng chữa yếu sinh lý hiệu quả của loại thảo dược này. Đặc biệt là ứng dụng của nó trong “Rượu tứn khửn – Biệt dược phòng the”.

Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu cách sử dụng Vương lưu bất hành trong điều trị sinh lý.

Rượu Tứn Khửn Biệt Dược Phòng The

Cách Ngâm Rượu Tứn Khửn Chuẩn Nhất

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


26/10/18

Quả na rừng có tác dụng gì

Quả na rừng có tác dụng gì


Quả na rừng là tên gọi của loại quả rừng có tên là Chí chuôn chua. Một loại quả rừng có nhiều tác dụng tốt đến sức khỏe con người, đặc biệt là tác dụng nâng cao khả năng sinh lý tuyệt vời cho nam giới.


Qua-na-rung-co-tac-dung-gi
Quả na rừng có tác dụng gì trong điều trị yếu sinh lý

Theo đồng bào người Mông thì quả na rừng trong những bài thuốc chữa yếu sinh lý còn có tác dụng cao hơn cả nấm ngọc cẩu, nấm tỏa dương, ba kích hay kể cả là quả bòi vịt.

Ngoài ra Quả na rừng còn có các công dụng khác như: An thần, giúp điều hòa khí huyết, hồi sức, trị phong thấp...

Ngoài quả ra thì rễ cây na rừng cũng có những tác dụng tuyệt vời như: Hành khí, chỉ thống, hoạt huyết, khu phong tiêu thũng, tán ứ. Dùng để chữa trị viêm dạ dày hành tá tràng, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm ruột mãn tính, phong thấp đau xương, đau bụng trước kì kinh nguyệt, hậu sản...

Tóm lại Na rừng là một loại thảo dược miền núi mang đến vô cùng nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Đặc biệt hơn cả khi nhắc đến Quả na rừng là người ta nghĩ ngay đến một loại rượu Bí truyền của người Mông, được mệnh danh là “Biệt dược chốn phòng the”.

Rượu bí truyền từ quả na rừng của người Mông


Rượu tứn khửn của người Mông dịch ra tiếng phổ thông có nghĩa là “Rượu dựng lên”. Nghe tên thôi cũng đã đủ hiểu hàm ý mà người xưa muốn truyền đạt lại cho con cháu của họ về loại rượu Bí truyền này.

Tại sao tôi nói đây là loại rượu Bí truyền, đơn giản bởi vì thành phần làm nên loại rượu hảo hạng và có công dụng cực kì mạnh mẽ đến sinh lý nam giới này là Bí truyền. Chỉ có những già làng người Mông mới có được bí quyết tạo ra rượu tứn khửn. Họ chỉ truyền lại cho con cháu của họ và không truyền ra ngoài.

Tuy nhiên, tôi là một người khá may mắn khi tôi đã được trực tiếp làm việc nhiều năm cùng các già làng tại bản Mông. Sau những năm gắn bó với cuộc sống nơi núi rừng tôi cũng đã được các già làng truyền lại cho bí quyết về thành phần rượu tứn khửn. Kể lại những trải nghiệm của tôi thì thực sự là quá dài và mất rất, rất nhiều thời gian, vì vậy hôm nay tôi sẽ chỉ tập trung chia sẻ cho các bạn về thành phần tạo nên rượu tứn khửn. Một ngày đẹp trời nào đó tôi sẽ ngồi tâm sự cho các bạn nghe về những trải nghiệm của tôi trên các bản làng vùng sâu, vùng xa nơi có những ngọn núi cao chót vót với những bản làng heo hút....

Thành phần làm nên rượu tứn khửn


Rượu tứn khửn có 7 thành phần chính không thể thiếu và một số thảo dược phụ, nếu có thì càng tốt mà không có thì cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng của rượu.

Thành phần rượu tứn khửn gồm có:


  • Quả na rừng hay còn gọi là Chí chuôn chua (Đây là thành phần không thể thiếu của rượu tứn khửn, không có quả na rừng coi như rượu không có tác dụng về mặt sinh lý cho người sử dụng)
  • Cây tứn khửn
  • Cây cỏ ngô
  • Chí câu lỏ hay còn có tên gọi là cây bòi vịt (Đây cũng là một thảo dược có tác dụng đến sinh lý nam giới cực mạnh mẽ)
  • Cua chừ ma
  • Quả trâu cổ hay còn gọi là quả cổ trâu (Bởi vì trông quả giống với cổ con trâu)
  • Củ bình tinh hay còn có tên gọi khác là củ rong riềng.


Và một số loại thảo dược khác (Các thảo dược này có cũng được mà không có cũng không sao).

Kết luận


Quả na rừng có vô cùng nhiều tác dụng nhưng tác dụng trong việc chữa yếu sinh lý là đặc biệt và nổi trội nhất ở loại quả rừng này.  Hiện nay, ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành Phố Hồ Chí Minh thì giới nhà giàu đang săn lùng loại quả này khá gắt gao vì vậy dẫn đến giá thành bị đẩy lên rất cao. Quả na rừng to có giá trị từ và trăm cho đến cả triệu đồng một quả.

Để biết cách ngâm rượu tứn khửn ngon nhất, chuẩn nhất theo đúng phương pháp của đồng bào người Mông thì các bạn đọc thêm bài viết bên dưới:

Cách Ngâm Rượu Tứn Khửn Chuẩn Nhất

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


25/10/18

Cách sử dụng Sâm vũ diệp chữa bệnh hiệu quả

Tác dụng của Sâm vũ diệp


Sâm vũ diệp còn được người đời mệnh danh là Sâm ngọc linh giả bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe.

Sam-vu-diep
Sâm vũ diệp - sâm ngọc linh giả

Đây là một loại sâm có tác dụng phục hồi cơ thể, tăng cường sức khỏe, tăng cường chức năng gan giúp gan đào thải chất độc hiệu quả....Ngoài ra nó có có khả năng tăng cường hoormon  sinh dục nam giúp tăng sinh lực, cường gân cốt, hỗ trợ điều trị các bệnh về yếu sinh lý, vô sinh...
.
Để nắm rõ hơn về tác dụng của Sâm ngọc linh giả các bạn tham khảo thêm bài viết bên dưới:

Những Tác Dụng Không Ngờ Của Sâm Vũ Diệp

Cách sử dụng Sâm vũ diệp chữa bệnh hiệu quả


Sâm vũ diệp trong Đông y, đặc biệt là các bài thuốc nam sử dụng khá nhiều. Dưới đây là một số cách dùng sâm vũ diệp phổ biến nhất và đem lại hiệu quả cao nhất.

Cách 1: Ngậm tan Sâm vũ diệp trong miệng: 

Đây là cách cơ bản và đơn giản nhất: dùng cho những người bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, hay chức năng hô hấp kém, hen suyễn, phổi yếu, thở gấp.

Cách 2. Sử dụng Sâm vũ diệp theo kiểu pha trà uống: 

Cách làm: Sâm vũ diệp thái mỏng thành nhiều lát, khi dùng cho vài lát sâm (1g – 2g) vào ấm, đổ nước sôi vào pha như trà. Sau khoảng 5 phút có thể sử dụng. Dùng vài lần như vậy cho đến khi cảm thấy vị nhạt dần thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.

Cách 3: Sâm vũ diệp tẩm mật ong: 

Đây là cách sử dụng Sâm vũ diệp tốt và mang lại nhiều tác dụng nhất.

Cách làm: rửa củ sâm thật sạch xong cắt lát mỏng sau đó xếp từng lát sâm vào trong bình bằng thủy tinh hoặc bằng sành đổ mật ong đầy ngập sâm, đóng nắp kín trong thời gian khoảng hơn 1 tháng là có thể dùng được, mỗi ngày ngậm từ 3- 5 lát sâm.

Các bạn nên sử dụng loại mật ong rừng nguyên chất để ngâm sâm.

Cách 4. Sâm vũ diệp ngâm rượu: 

Dùng cho người mọi người để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là nam giới, đối với những người phải uống bia rượu nhiều, chúng ta nên thay thế bằng rượu Sâm vũ diệp để bảo vệ gan thận, bồi bổ sức khỏe.

Cách làm: Rửa sạch sâm, ngâm vào rượu thường sử dụng rượu 50 – 70 độ , và đặc biệt phải ngâm vào bình thủy tinh. Thường ngâm 3 tháng trở lên thì khi sử dụng mới thấy có tác dụng tốt cho cơ thể.
Ngâm Sâm vũ diệp với tỉ lệ 100g sâm ngâm với từ 2-3 lít rượu, mỗi ngày dùng 50-100(ml).

Kết Luận


Trên đây là 5 cách sử dụng Sâm vũ diệp hiệu quả mà dễ thực hiện nhất. Hi vọng bài viết đã mang đến cho quý bạn đọc những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích. Chúc mọi người và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

Mọi thông tin về các sản phẩm thảo dược chất lượng cao, được thu hoạch 100% từ thiên nhiên núi rừng các bạn hãy tham khảo ngay tại Thảo dược miền núi.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


24/10/18

Cách sử dụng Lan kim tuyến chữa bệnh hiệu quả

Tác dụng của Lan kim tuyến


Lam kim tuyến được biết đến với nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, đặc biệt là khả năng ức chế tế bào ung thư hiệu quả của nó. Lan kim tuyến còn có tên gọi khác là lan gấm. Lan gấm kết hợp với cây xạ đen là một bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tuyệt vời.


Lan-kim-tuyen
Lan kim tuyến

Một số tác dụng của Lan gấm:

Trong Đông y, Lan kim tuyến được sử dụng làm thuốc trị lao phổi, ho do phế nhiệt, phong thấp, đau nhức khớp xương, chấn thương, viêm dạ dày mãn tính, viêm khí quản, viêm gan mãn tính, suy nhược thần kinh; giúp tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn.

Ngoài ra, lan kim tuyến còn có khả năng tái tạo tế bào gan và gây ức chế quá trình phát triển của ung thư gan.

Bài viết liên quan:

Tác Dụng Của Lan Kim Tuyến Điều Trị Ung, Bướu

Cách sử dụng lan Kim tuyến chữa bệnh


Lam gấm trong đông y được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc. Sử dụng lan gấm cũng có vô số cách. Tuy nhiên, người đi rừng thường lấy lá để nhai sống hoặc mang nấu canh ăn giúp tăng cường sức khỏe.

Lan kim tuyến sau khi rửa sạch dùng ngay hoặc mang đi phơi khô dùng dần bằng cách sắc nước uống. Theo khuyến cáo, không nên sử dụng quá 20 – 25gram lan gấm tươi hoặc 5gram lan gấm khô trong một ngày.

Cách dùng cây lan kim tuyến điều trị ung thư

Chuẩn bị: Cây lan gấm tươi 25g, cây xạ đen 35g. Đem rửa sạch, sau đó hãm với nước sôi để uống thay nước hàng ngày sẽ hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vô cùng hiệu quả.

Cách sử dụng cây lan kim tuyến điều trị bệnh tiểu đường

Chuẩn bị: Cây lan gấm tươi 25g, rửa sạch, hãm nước uống sau bữa ăn 15 phút sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường rất tốt.

Cách sắc nấu cây lan gấm trị bệnh gan

Chuẩn bị: Cây lan gấm tươi 25g, cà gai leo 35g, rửa sạch, đun nước uống hàng ngày giúp thanh nhiệt giải độc và hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, xơ gan.

Cách nấu uống cây lan gấm chữa suy nhược cơ thể, mất ngủ

Chuẩn bị: Cây lan gấm tươi 25g, hoài sơn khô 15g, mạch môn khô 15g,  hoa thiên lý 10g, hoa nhài 12g, tâm sen 8g, huyền sâm 10g, ngưu tất 8g, quyết minh tử 20g, cam thảo đất 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 phần để trong ngày. Uống liên tục trong vòng 1 tuần bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả điều trị bệnh.

Ngoài ra lan kim tuyến cũng có thể mang đi ngâm rượu. Tỷ lệ ngâm 1kg lan gấm tươi ngâm với 3l rượu 40 – 45 độ, hoặc 500gram lan kim tuyến khô với 3l rượu 40 – 45 độ.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


23/10/18

Các bài thuốc chữa xương khớp hiệu quả từ Cốt toái bổ

Tác dụng của cốt toái bổ


Cốt toái bổ được biết đến với tên Đông y là Tắc kè đá, đây là một vị thuốc nam cực kì tuyệt vời và hữu ích trong việc điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp.

Cot-toai-bo-kho
Cốt toái bổ khô

Tắc kè đá có rất nhiều công dụng trong Đông y. Đặc biệt hơn cả là ứng dụng vào các bài thuốc chữa loãng xương, phong thấp, suy nhược cơ thể, gãy xương...

Ngoài ra, cốt toái bổ còn có những tác dụng giúp bổ khí huyết, chữa bong gân, tụ máu...
Đọc bài viết bên dưới để hiểu kĩ hơn về tác dụng kì diệu của Cốt toái bổ:

Các bài thuốc chữa xương khớp hiệu quả từ cốt toái bổ


Trong các bài thuốc nam sử dụng Tắc kè đá để chữa bệnh liên quan đến xương khớp thì 5 bài thuốc sau đây là được sử dụng phổ biến và đem lại hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc 1: Dùng Cốt toái bổ giúp bổ khí huyết, bổ gân xương, phòng và điều trị loãng xương, dùng cho người cao tuổi, người suy nhược cơ thể, gãy xương.

Cách làm:


  • Cốt toái bổ 12g.
  • Đảng sâm, hoài sơn, ba kích, mỗi vị 16g.
  • Hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, cẩu tích, tục đoạn, mẫu lệ, mỗi vị 12g.
  • Thiên niên kiện 10g.
  • Sắc uống ngày một thang hoặc nấu cao lỏng uống.


Bài thuốc 2: Dùng Cốt toái bổ giúp bổ gân xương, phòng ngừa và chữa bệnh loãng xương.

Cách làm:


  • Bột Cốt toái bổ, bột sừng hươu nai, bột mẫu lệ, mỗi vị 2g.
  • Làm thành viên uống, hay uống dạng bột trong một ngày. Uống liên tục trong thời gian dài.
  • Bài thuốc 3: Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư, yếu:
  • Cốt toái bổ 16g.
  • Cẩu tích, củ mài, mỗi vị 20g.
  • Tỳ giải, đỗ trọng, mỗi vị 16g.
  • Rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương, thỏ ty tử, mỗi vị 12g.
  • Sắc uống ngày một thang.


Bài thuốc 4: Dùng Cốt toái bổ chữa phong thấp đau nhức thuộc huyết.

Cách làm:


  • Cốt toái bổ 40g.
  • Rễ gắm 120g.
  • Vỏ chân chim 100g.
  • Rễ rung rúc 80g.
  • Rễ bươm bướm (bạch hoa xà), rễ chiên chiến, mỗi vị 60g.
  • Xích đồng nam, bạch đồng nữ, tiền hồ, ô dược, cỏ xước, rễ bưởi bung, mỗi vị 40g.
  • Nấu thành cao đặc sau đó ngâm trong 2 lít rượu trắng 40 độ. Ngâm trong 3 ngày. Lọc lấy dịch trong, mỗi lần uống 30ml, ngày uống 2 lần.


Bài thuốc 5: Dùng Cốt toái bổ chữa chữa thấp khớp mãn tính (thể nhiệt):

Cách làm:


  • Cốt toái bổ, thạch cao, kê huyết đằng, đan sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt, thiên hoa phấn, thổ phục linh, mỗi vị 12g.
  • Cam thảo 4g.
  • Sắc uống ngày một thang.


Kết Luận


Trên đây là 5 bài thuốc nam sử dụng Cốt toái bổ để điều trị, chữa các bệnh liên quan đến xương khớp. Hi vọng bài viết đã hữu ích và mang lại những kiến thức tuyệt vời dành đến bạn đọc và Quý khách hàng của chúng tôi.

Để tham khảo và mua sản phẩm Cốt toái bổ chất lượng nhất và 100% đến từ thiên nhiên. Quý khách vui lòng đến với Thảo Dược Miền Núi.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


22/10/18

Những bài thuốc từ hoa hòe mà bạn nên biết

Tác dụng của hoa hòe


Hoa hòe còn được biết đến với cái tên Hòe mễ là một sản phẩm thảo dược vô cùng tuyệt vời. Hòe mễ có những tác dụng mà không phải ai cũng biết. Trong Đông y có  nhiều bài thuốc sử dụng hoa hòe để chữa các bệnh như: Cao huyết áp, sốt xuất huyết, bệnh đại tràng, đại tiện ra máu, ho ra máu, phụ nữ bị bệnh rong kinh....

Hoa-hoe-chua-benh-cao-huyet-ap
Hoa hòe chữa bệnh cao huyết áp cực hiệu quả

Tìm hiểu thêm về Hòe mễ trong các bài viết sau:

Tác Dụng Của Hoa Hòe


Người Bị Huyết Áp Cao Phải Biết Đến 2 Loại Thảo Dược Này

Những bài thuốc từ hoa hòe trong Đông y


Hòe mễ trong Đông y được biết đến với tính bình vì vậy được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh đại tràng, thổ huyết, đại tiện ra máu, huyết áp....Tuy nhiên Quả của cây hòe lại có tính hàn nên được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh trĩ, lở hạ bộ, đau đầu, chóng mặt....

Dưới đây là 4 bài thuốc sử dụng Hoa hòe trong Đông y mang lại hiệu quả tuyệt vời:

Bài thuốc 1: Dùng để chữa các loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đi lỵ ra máu, xuất huyết, đi ngoài ra máu, trĩ.

Đơn thuốc: Dùng hoa hòe (sao qua) 10-15g, hoặc dùng quả hoè 8-12g sắc uống hoặc dùng hoa hoè sao đen 20g, Địa du sao đen 10g, Diếp cá 12g, nước 300ml, sắc còn 200ml.

Bài thuốc 2: Chữa các bệnh về huyết áp, hạ canxi huyết, đầu óc căng thẳng, thần kinh suy nhược. Các bác sỹ khuyên rằng đối với bệnh này nếu dùng hoa hòe để điều trị thì nên kết hợp với việc nghỉ ngơi và đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Đơn thuốc: Dùng hoa hoè (sao qua) 10-15g, hoặc dùng quả hoè 8-12g sắc uống hoặc dùng hoa hoè sao đen 20g, Địa du sao đen 10g, Diếp cá 12g, nước 300ml, sắc còn 200ml.

Bài thuốc 3: Chữa bệnh sốt xuất huyết nhẹ, chảy máu dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng.

Đơn thuốc: Cũng dùng hoè hoa sao và hạt Muồng sao, tán bột, ngày dùng 10-20g; hoặc sắc 10g quả hoè uống.

Bài thuốc 4: Dùng để chữa bệnh trĩ bị sưng đau

Đơn thuốc: Đối với bệnh nhân bị bệnh trĩ thì hoa hòe lại là vị cứu tinh nếu các bạn kiên trì dùng đơn thuốc sau: Quả Hoè phối hợp với Khổ sâm, lượng bằng nhau, nghiền thành bột hoà với nước bôi ngoài.

Với tính lạnh nên người bệnh khi sử dụng cần phải cẩn trọng, đối với người bệnh bị lạnh bụng, đi ngoài hay chậm tiêu, nếu dùng thì phải kết hợp với các dược liệu có tính ấm nóng. Tuy nhiên để sử dụng vị thuốc này một cách hiệu quả cần phải được các lương y Y học cổ truyền uy tín bắt mạch và bốc thuốc.

Kết luận


Hoa hòe là một sản phẩm thảo dược có vô cùng nhiều lợi ích đến sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, để điều trị được bệnh một cách dứt điểm và hiệu quả thì cần được các Lương y Y học cổ truyền có nhiều năm kinh nghiệm bắt mạch và bốc thuốc chữa bệnh theo thang, theo chỉ định.

Ngoài ra hoa hòe có tác dụng rất tốt trong việc cầm máu, làm lành vết thương. Sử dụng hoa hòe đem sao khô, hơi cháy đắp vào vết thương, máu sẽ ngừng chảy. Đối với bệnh tăng mỡ máu, hoa hòe là vị thuốc điều trị hiệu quả trong việc giảm cholesterol trong máu và phòng ngừa bệnh.

Tác dụng trong việc chống co thắt và chống loét: Hoa hòe có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, trị viêm đại tràng co thắt, giảm và ngăn chặn sự lở loét do bị viêm.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com

21/10/18

Chữa bệnh trĩ hiệu quả với Nấm ngọc cẩu

Chữa bệnh trĩ bằng nấm ngọc cẩu


Bệnh trĩ là một căn bệnh tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng lại gây ra những khó chịu trong đời sống cũng như sinh hoạt. 


Nam-ngoc-cau-chua-benh-tri-hieu-qua
Nấm ngọc cẩu chữa bệnh trĩ hiệu quả cao

Hiện nay có khá nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả. Từ việc sử dụng các loại thuốc tây, sử dụng các phương pháp chữa bệnh hiện đại như phẫu thuật cắt búi trĩ...cho đến việc sử dụng các bài thuốc Đông y cũng vô cùng hiệu quả.

Bệnh trĩ cũng có thể sử dụng một một số loại thảo dược miền núi để chữa trị hiệu quả. Bài viết này tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc cách sử dụng Nấm ngọc cẩu để chữa bệnh trĩ hiệu quả.

Cách sử dụng nấm ngọc cẩu chữa bệnh trĩ hiệu quả


Nấm ngọc cẩu được biết đến với tác dụng chữa yếu sinh lý ở cả nam giới và nữ giới vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên còn một tác dụng mà không phải ai cũng biết đó là sử dụng chúng vào bài thuốc chữa bệnh trĩ.

Nấm ngọc cẩu có tác dụng chữa bệnh trĩ tuyệt vời. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bệnh nhân phải sử dụng nấm ngọc cẩu trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, sau khi sử dụng từ 1 tháng đến 2 tháng là các bạn sẽ cảm nhận được sự hiệu quả của loại thảo dược miền núi này.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả từ Tỏa dương cũng rất đơn giản. Có 2 phương pháp.

Một là sử dụng nấm ngọc cẩu pha nước uống hằng ngày.

Hai là dùng nấm ngọc cẩu ngâm rượu sau đó sử dụng rượu ngọc cẩu điều độ.

Cả 2 phương pháp trên đều mang lại hiệu quả tuyệt vời. Tuy nhiên, nên sử dụng nấm ngọc cẩu khô để sắc nước uống hoặc ngâm rượu sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, đặc biệt là sản phẩm sẽ ngon hơn, thơm hơn.

Sử dụng nấm ngọc cẩu pha nước uống hằng ngày


Sau khi mua nấm ngọc cẩu tươi về, các bạn rửa thật sạch sau đó để khô ráo ở nơi râm mát. Tiếp theo thái nấm ngọc cẩu thành từng miếng dày khoảng 0,5 cm(Thái cả củ nấm) rồi mang đi phơi Âm can từ 3 đến 5 ngày. Cuối cùng mang nấm khô đi xao vàng cách thủy để có thể bảo quản nấm được lâu hơn.
Hoặc bạn có thể mua nấm ngọc cẩu khô chất lượng cao, được thu hoạch và chế biến theo một quy trình khắt khe tại đây.

Sử dụng nấm ngọc cẩu khô pha nước bằng cách cho một vài miếng vào cốc nước đun sôi, đợi ngấm nước rồi uống thay thế nước trắng.

Sử dụng hằng ngày và liên tục trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng các bạn sẽ thấy được tác dụng tuyệt vời của nó.

Sử dụng nấm ngọc cẩu khô ngâm rượu


Sử dụng nấm ngọc cẩu khô ngâm rượu là một phương pháp thường được sử dụng hơn cả. Bởi rượu nấm ngọc cẩu vừa tốt cho sinh lý lại có khả năng chữa bệnh trĩ tuyệt vời.

Người bị bệnh trĩ thường phải kiêng các loại rượu, bia,...tuy nhiên rượu nấm ngọc cẩu sử dụng điều độ, mỗi ngày không quá 50ml sẽ giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Để biết cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu tươi, khô đúng cách, đúng tiêu chuẩn của người Mông, các bạn tham khảo bài viết bên dưới.

Cách Ngâm Rượu Nấm Ngọc Cẩu Khô Chuẩn Nhất

Nếu muốn tham khảo hoặc mua sản phẩm rượu nấm ngọc cẩu chất lượng nhất, các bạn hãy nhấn vào đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


20/10/18

Cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo ngon nhất, bổ dưỡng nhất

Tác dụng của đông trùng hạ thảo


Đông trùng hạ thảo được biết đến là một loại thảo dược quý và cực hiếm. Là sản phẩm thảo dược miền núi duy nhất mang trên mình cả đặc điểm của động vật và thực vật. Mùa đông thì là côn trùng, còn mùa hạ thì lại trở thành một loại nấm thảo dược.


Dong-trung-ha-thao-quy-hiem
Đông trùng hạ thảo quý hiếm

Những tác dụng của đông trùng hạ thảo sức khỏe:

Thạc Sĩ, Bác sĩ YHCT Nguyễn Trọng Nghĩa - Giảng viên Khoa Y Học Cổ Truyền trường Đại học Nguyễn Tất Thành) với kinh nghiệm trên 20 năm nghiên cứu về Đông Trùng Hạ Thảo đã tổng hợp được 27 lợi ích cơ bản như chữa yếu sinh lý, suy giảm miễn dịch, đáng chú ý nhất là hỗ trợ điều trị ung thư và HIV/AIDS.

Còn đối với sức khỏe giường chiếu của các quý ông, Đông trùng hạ thảo có công năng bổ tinh khí, bổ thận, chỉ huyết, dùng để trị liệt dương, di tinh hoạt tinh rất tốt.

Bài viết liên quan:

Đông Trùng Hạ Thảo Việt Nam Có Tốt Không


Cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo ngon nhất, bổ dưỡng nhất


Đông trùng hạ thảo thường được đem ngâm với rượu để sử dụng dần. Công dụng của rượu đông trùng hạ thảo đối với sinh lý nam giới là vô cùng tuyệt vời. Đặc biệt hữu hiệu với những người bị yếu sinh lý.

Có 2 phương pháp để ngâm rượu đông trùng hạ thảo. Ngoài việc ngâm bằng sản phẩm tươi thì các bạn cũng có thể mua sản phẩm khô để ngâm rượu. Cả 2 phương pháp đều mang lại hiệu quả tuyệt vời như nhau.

Ngâm rượu với đông trùng hạ thảo tươi


Công thức ngâm: 100gr Đông trùng hạ thảo tươi, giữ nguyên phần đế, không cần sơ chế, cho vào bình ngâm từ 1-2 lít rượu. Rượu ngâm sau 3 tháng là có thể đem ra sử dụng được.

Ngâm với đông trùng hạ thảo khô


Công thức ngâm: 15g Đông trùng hạ thảo khô, ngâm với 1 lít rượu, rượu ngâm sau một tháng là có thể sử dụng được.

Tuy nhiên, ta có thể cho thêm lộc nhung, nhân sâm, kỷ tử ngâm cùng với đông trùng hạ thảo. Với mỗi sự hài hòa độc đáo công dụng có thể khác nhau nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên giá trị dược chất của đông trùng hạ thảo.

Công dụng:

Bổ thận tráng dương, sinh tinh, mạnh gân cốt, nâng cao cường thèm muốn, ích tính, dưỡng huyết, thấp cho người bị thiếu máu, hư nhược, ăn ngủ ngon, uống không mệt, hưng phấn tinh thần và công dụng cải lão hoàn đồng.

Uống rượu đông trùng thảo mỗi ngày có thể ức chế tế bào ung thư sản sinh trong cơ thể. Sử dụng điều độ, không lạm dụng, sử dụng quá nhiều dẫn đến phản tác dụng.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


19/10/18

Các món ăn bổ dưỡng chế biến từ Đương Quy phần 2

Các món ăn bổ dưỡng chế biến từ Đương Quy phần 2


Ở phần 1 tôi đã chia sẻ những món ăn bổ dưỡng chế biến từ sâm đương quy của người Hàn Quốc đến bạn đọc. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm các món ăn ngon, bổ, rẻ được chế biến từ loại sâm này nhé.

Sam-duong-quy-va-nhung-mon-an-bo-duong
Sâm đương quy và những món ăn bổ dưỡng

Sâm đương quy được biết đến là nhân sâm của phái đẹp. Đương quy được sử dụng trong các món ăn giúp làm đẹp, tăng cường sức khỏe ở các nước Hàn Quốc, Trung Quốc...

Bài viết liên quan:

Các món ăn bổ dưỡng chế biến từ Đương Quy phần 1

Cách chế biến món ăn từ đương quy kiểu Trung quốc


Sâm đương quy cũng được người dân Trung quốc sử dụng vào chế biến các món ăn. Những món ăn dưới đây đều là những món ngon và cực kì bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Đuôi lợn hầm Đương quy


Công dụng

Đương quy có chứa tinh dầu, glucose và vitamin B12 nên có tác dụng bổ huyết, nhuận tràng và trị đau nhức xương khớp.

Nguyên liệu: 400g đuôi lợn, 1/2 thìa cà phê tiêu xay, muối, gừng, gia vị, 1 lít nước

Dược liệu: 200g đương quy tươi.

Chế biến 

Đuôi lợn làm sạch, chặt khúc vừa ăn. Đương quy rửa sạch, để ráo. Gừng gọt vỏ, thái sợi.

Đun sôi nước trong nồi, cho đuôi lợn vào hầm đến gần mềm thì cho Đương quy vào hầm đến khi mềm, nêm gia vị vừa ăn. Sau cùng rắc gừng và tiêu xay vào, tắt lửa. Múc ra tô, dùng nóng.

Canh đương quy đuôi bò


Công dụng 

Dưỡng tâm ích thận, cường gân tráng cốt, thích hợp với chứng liệt dương, thận hư đau lưng, kèm theo lưng gối mỏi mệt, vô lực, sợ lạnh.

Nguyên liệu: đuôi bò 1 cái.

Dược liệu: Đương quy tươi 200g

Chế biến

Rửa sạch sâm đương quy, đuôi bò cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt đoạn nhỏ, nấu cùng với đương quy, nấu đến khi đuôi bò gần mềm thì cho Đương quy vào hầm đến khi chín nhừ, nêm gia vị. Uống nước canh, ăn đuôi bò.

Món Thịt cừu hầm đương quy


Công dụng

Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.

Nguyên liệu: Thịt cừu 500g

Dược liệu: đương quy tươi 100g

Chế biến 

Cho cả vào hầm nhừ , sau thêm chút rượu và mấy lát gừng tươi, ăn thịt, uống canh ăn trong 4-5 ngày.

Thịt dê nấu Đương quy


Công dụng

Món ăn được chế biến bởi thịt dê, Đương quy và gừng là rất quý và bổ cho các sản phụ. Nó có tác dụng trị chứng đau bụng sau khi sinh, chứng đau bụng do hàn lạnh, thể lực suy yếu do lao lực, bổ huyết, ôn trung, khứ hàn bảo ôn, chỉ thống, an thần, giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Ngoài ra có tác dụng hoạt huyết, thúc đẩy khí huyết lưu thông tuần hoàn, kích thích sự hoạt động của tử cung và cơ quan sinh dục, gây kích thích và tạo hưng phấn cho hoạt động tình dục.

Nguyên liệu: Thịt dê 500g, gừng, rượu gạo, muối ăn và gia vị.

Dược liệu: Đương quy tươi 100 g.

Chế biến

Thịt dê luộc trong nước sôi để loại sạch huyết tương và mùi tanh, rửa lại để ráo. Gừng rửa sạch, dùng lưỡi dao đập dập rồi thái lát, Đương quy rửa sạch để ráo.

Cho thịt dê, đương quy, gừng vào thố, đổ ngập nước, đun sôi bùng lên rồi hạ lửa nấu tiếp khoảng 40 phút.

Nêm muối, rượu gạo và gia vị, đợi thấm đều là được.

Thịt dê xào Đương quy, sinh địa


Công dụng

Tăng cường thể lực, chống mệt mỏi, suy yếu, phụ nữ có thể dùng món này để điều trị chứng cơ thể hàn lạnh, suy nhược.

Nguyên liệu

Thịt dê mềm 500g, gừng khô 10g, rượu trắng, muối, đường. xì dầu mỗi thứ một ít.

Dược liệu: Đương quy tươi 100 g, Sinh địa 15g.

Chế biến

Thịt dê luộc sơ để loại sạch huyết tương và khử mùi, thái miếng sắp vào nồi đất.

Đương quy, sinh địa, gừng khô rửa sạch để ráo, cho vào nồi với thịt dê, sau đó cho đường, muối, xì dầu vào rồi ướp cho kỹ.

Cho một lượng nước vừa đủ, dùng lửa lớn đun sôi bùng lên rồi hạ nhỏ lửa nấu cho đến lúc thịt dê chín mềm là được.

Tim heo hầm Đương quy


Công dụng

Dưỡng tâm, an thần, trị bệnh mất ngủ, rất hữu ích với những người lao động trí óc

Nguyên liệu: Tim heo 1 quả, rượu gia vị, gừng, hành, muối ăn mỗi thứ 1 ít.

Dược liệu: Đương quy tươi 100 g, đẳng sâm 20g

Chế biến

Tim heo tách đôi, rửa sạch, trụng qua nước sôi để loại sạch huyết tương và mùi tanh, để ráo, khứa ngang thành nhiều miếng.

Đương quy và Đảng sâm rửa sạch rồi nhồi vào bên trong quả tim heo, dùng tăm tre cố định lại.

Đặt tim heo vào thố đất, bên trên rắc gừng, hành, tỏi, đổ rượu vào, đem chưng cách thủy cho đến khi tim heo chín mềm, vớt xác thuốc ra, nêm gia vị cho thấm đều là được.

Lưu ý:

Do đương quy có tính nhuận hoạt tràng nên những người bị viêm đại tràng thể hàn, phân thường xuyên nát, lỏng không nên dùng.

Trẻ em, phụ nữ có thai không nên dùng.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


18/10/18

Các món ăn bổ dưỡng chế biến từ Đương Quy phần 1

Các món ăn bổ dưỡng chế biến từ Đương Quy


Sâm đương quy được biết đến là nhân sâm của phái đẹp. Đương quy được sử dụng trong các món ăn giúp làm đẹp, tăng cường sức khỏe ở các nước Hàn Quốc, Trung Quốc...

Sam-duong-quy-nhan-sam-cua-phai-dep
Sâm đương quy - nhân sâm của phái đẹp

Do trong thành phần có chứa tinh dầu, mùi vị rất thơm ngon, đương quy còn được sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có tác dụng chữa bệnh như dùng đương quy thái mỏng nấu với thịt gà, ăn tuần 2 lần giúp kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon lại bổ máu.

Hoặc dùng đương quy, thục địa, kỷ tử, ý dĩ ninh với móng giò lợn, tuần ăn 2 – 3 lần để bổ máu và hoạt huyết, giúp phụ nữ sau đẻ chóng hồi phục sức khỏe, có nhiều sữa.

Trong sinh hoạt hằng ngày, Đương Qui vì có nhiều sinh tố B12 nên thường được dùng làm món ăn bổ huyết. Trong các món ăn bổ, Đương Qui thường hay được chưng cách thủy với gà, để tẩm bổ sau khi sinh đẻ hay bất cứ lúc nào thấy người yếu mệt.

Cách chế biến món ăn từ Đương quy kiểu Hàn Quốc.


Hàn quốc là một nơi sinh ra các món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hàng đầu từ Sâm đương quy. Có rất nhiều món ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe lại có khả năng làm đẹp tuyệt vời cho người sử dụng, đặc biệt là chị em phụ nữ.

Gà chưng Đương Quy


Chế biến:

1) Gà cắt từng miếng nhỏ vừa ăn, rửa sạch, ướp muối, cho vào thố hay bát to.

2) Gừng xắt lát cho vào xào chín với một thìa dầu mè. Cho tất cả vào thố cùng với Đương Quy tươi cũng đã xắt lát.

3) Cho một cốc rượu trắng, hai cốc nước lã đun sôi vào thố, chưng cách thủy độ nửa giờ, coi chừng kẻo nước khô cạn cháy nồi. Khi Đương Quy được trưng đủ lửa sẽ có mùi thơm ngát.

Ngoài trưng với thịt gà, thịt bò, thịt dê, thịt heo, ai kiêng thịt hay ăn chay, có thể dùng đậu phụ, các thứ nấm và các thứ đậu khác tùy thích để thay thế.

Món ích não dưỡng khí


Là món ăn từ Đương quy được ưa thích, rất nổi tiếng ở Hàn Quốc.

Cách làm món này là mổ bụng cá, moi hết ruột gan, nhồi Đương Quy đã xắt lát vào bụng cá, nấu cho đến khi Đương Quy mềm, cho gia vị rất nhẹ như muối, tiêu, xì dầu, tùy ý, nhưng không nên cho hương liệu khác đậm quá, sẽ át mất mùi thơm của Đương Quy và vị ngọt tự nhiên của cá.

Món ăn có công dụng “Ngự hàn, hoạt huyết”. 


Nguyên liệu: Cá, đậu phụ, rau cải trắng cắt nhỏ, nấm hương, ngâm mềm thái chỉ. Đương Qui tươi xắt lát, nước dùng gà. Phân lượng nhiều ít tùy theo số người ăn. Nếu không thích cá, có thể thay bằng thịt bò, thịt gà hay thịt thăn heo tùy thích.

Chế biến: Trước hết đổ nước dùng vào xoong hay nồi, cho tất cả Đương Quy vào. Nấu to lửa vài phút, bớt lửa nhỏ nấu độ 05 phút cho Đương Quy mềm, bao nhiêu chất bổ hay tinh hoa của Đương Quy đều tiết ra, nếu khô cạn thì thêm nước dùng.

Cho tất cả vật liệu vào nồi theo thứ tự lâu hay mau chín, thịt hay cá trước, đến nấm hương, đậu phụ. Sôi đủ chín thịt mới cho rau vào, nêm xì dầu hay muối vừa miệng, chờ canh sôi lại, lập tức tắt lửa múc ra tô lớn. Món này tuy vật liệu giản dị, nhưng mùi vị rất thanh tao và ngon thơm không thể tả.

Bài viết liên quan:

Sâm đương quy – Thảo dược của phái đẹp

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


17/10/18

Chữa ung thư phải sử dụng phương pháp Đông – Tây y kết hợp

Chữa ung thư phải sử dụng phương pháp Đông – Tây y kết hợp


Các bạn có biết vì sao hôm nay tôi lại viết bài “Chữa ung thư phải sử dụng phương pháp Đông – Tây y kết hợp” không?

Chua-ung-thu-bang-phuong-phap-dong-tay-y-ket-hop
Chữa ung thư bằng phương pháp Đông - Tây y kết hợp

Tôi là người cung cấp các sản phẩm thảo dược miền núi để hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư quái ác và các sản phẩm mang lại lợi ích cho sức khỏe con người. Đáng nhẽ ra tôi phải là người viết những bài viết phóng đại về những mặt tốt của sản phẩm mình bán để thúc đẩy doanh số như những bài báo, trang website khác. Nhưng tôi không thể làm như vậy được, bởi vì đó là lương tâm nghề nghiệp, là một người bán thuốc, bán thảo dược cứu người tôi không thể cho phép mình làm điều đó.

Như các bạn đã biết, tất cả các sản phẩm thảo dược liên quan đến điều trị ung thư tôi đều viết và khẳng định nó chỉ giúp “ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ” bệnh nhân mà thôi. Tôi không bao giờ khẳng định hay cổ súy cho việc bệnh nhân sử dụng hoàn toàn Đông y từ bỏ Tây y. Ý nghĩ từ bỏ Tây y chuyển qua Đông y là một sự sai lầm chết người của bệnh nhân.

Các phương pháp chữa bệnh ung thư bằng Tây y như: Phẫu thuật, Xạ trị, Hóa trị...là sự kết tinh của trí óc và các công trình nghiên cứu tuyệt vời của nhân loại. Đó là những phương pháp nhắm Đích để điều trị ung thư mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, mọi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm cố hữu mà chúng ta chưa khắc phục được hoàn toàn. Vì vậy, sử dụng cả Đông – Tây y là sự kết hợp hoàn hảo.

Đông y là những phương pháp sử dụng cách điều trị bệnh gián tiếp, sử dụng các thảo dược, bài thuốc nhằm nâng cao thể trạng của bệnh nhân đồng thời kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Ưu điểm của sử dụng thảo dược sẽ san lấp đi nhược điểm của Tây y.

Các phương pháp hóa trị, xạ trị trong khi tiêu diệt các tế bào ung thư nó cũng giết chết những tế bào khỏe mạnh xung quanh. Đông y sẽ làm nhiệm vụ nâng cao thể trạng bệnh nhân sau quá trình hóa trị, xạ trị, đồng thời ức chế sự phát triển trở lại của tế bào ung thư. Đó là sự kết hợp quá hoàn hảo.

Kết luận


Có rất nhiều bệnh nhân đang điều trị bằng Tây y hiệu quả, nhưng nghe những lời đồn thổi không có căn cứ mà từ bỏ hẳn Tây y để tìm kiếm những thần dược mong chữa khỏi ung thư. Đó là sự sai lầm, đôi khi phải trả giá bằng cả tính mạng. Một cái giá quá đắt.

Không phải cách điều trị của Đông y không hiệu quả, nhưng cơ chế của Đông y là điều trị gián tiếp, nâng thể trạng để cơ thể tự đẩy lùi bệnh tật. Tuy nhiên, tế bào ung thư lại phát triển rất nhanh, việc điều trị bằng Đông y không theo kịp. Vì vậy Đông – Tây y kết hợp là một phương pháp chữa ung thư hoàn hảo. Khi kết hợp cả Đông y và Tây y thì hiệu quả điều trị bệnh ung thư tăng lên rõ rệt, khả năng khỏi bệnh và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân là cao hơn rất nhiều.

Trong thảo dược, ngoài những chất có lợi, còn có những hoạt chất không phù hợp với nhiều người. Thuốc Đông y phải được bào chế và bảo quản đúng cách, không thể tùy tiện sử dụng.

Tác dụng của thảo dược trong điều trị ung thư và các loại bệnh khác là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, sử dụng như thế nào, liều lượng ra làm sao, kết hợp với Tây y thế nào cho hiệu quả trong điều trị bệnh thì các bạn phải nghe theo chỉ định của bác sĩ. Không dùng một cách mù quáng, thiếu thông tin, thiếu kiến thức để rồi bệnh không khỏi và rước thêm họa vào thân.

Các bài viết liên quan đến thảo dược điều trị ung thư hiệu quả:

Cách dùng cây xạ đen chữa ung thư hiệu quả cao nhất

Cỏ Lưỡi Rắn Hỗ Trợ Điều Trị Ung Bướu




Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


16/10/18

Cách sử dụng đông trùng hạ thảo điều trị bệnh hiệu quả nhất

Tác dụng của đông trùng hạ thảo


Đông trùng hạ thảo là một sản phẩm thảo dược miền núi vô cùng quý giá mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho loài người. Với những tác dụng đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh thì đông trùng hạ thảo được điền vào danh mục những phương thuốc quý giá.

Dong-trung-ha-thao
Đông trùng hạ thảo và những tác dụng kì diệu

Dưới đây là những tác dụng kì diệu của đông trùng hạ thảo:
  • Đông trùng hạ thảo là một trong những mặt hàng sinh vật đắt nhất thế giới, có thể chữa đau nhức và tăng cường khả năng sinh sản.
  • Chống, và điều trị ung thư.
  • Giảm các tác dụng phụ khi hóa trị, xạ trị..
  • Tăng cường chức năng hệ sinh dục, cải thiện đời sống tình dục.
  • Trung hòa các chức năng, giúp bảo vệ gan tốt nhất, chống viêm gan B.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể và chống lão hóa.
  • Hỗ trợ và điều trị các bệnh liên quan đến phổi như: Ho hen, phế hư tổn, xuất huyết phế quản.
  • Cải thiện hệ tim mạch.
  • Giúp tăng cường hệ bài tiết, đặc biệt cải thiện chức năng thận.
  • Bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi.
  • Chống các vi sinh vật gây viêm đường hô hấp.
  • Tác dụng rõ rệt trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
  • Làm giảm lượng Cholesterol trong máu.
  • Tác dụng rất tốt đối với hệ tuần hoàn.

Cách sử dụng đông trùng hạ thảo điều trị bệnh hiệu quả


Đối với đông trùng hạ thảo khô dạng con và dạng sợi chúng ta có thể sử dụng như các cách sau :
Ăn sống trực tiếp: đầu tiên ta rửa sạch con đông trùng hạ thảo trong nước ấm khoảng 30 độ C , sau đó ngâm nó vào trong nước nóng có nhiệt độ từ 60 độ đến 70 độ cho mềm và cho vào miệng nhai ăn trực tiếp.

Đông trùng hạ thảo khô ngâm rượu ngoài ra chúng ta còn có thể kết hợp với các loại thảo mộc khác để tăng tính giá trị công dụng với sức khỏe như nhân sâm, lộc nhung và kỷ tử đây là một trong phương pháp của các quý ông thường hay dùng để bồi bổ sức khỏe. Cách làm rửa sạch 10 gam đông trùng hạ thảo khô bằng nước ấm khoảng 30 độ sau đó để ráo nước, cho vào bình thủy tinh cho 1 lít rượu trắng 45 độ, ngâm trong 1 tháng là có thể sử dụng được, mỗi ngày nên sử dụng rượu đông trùng với liều lượng bằng 1 chén nhỏ vào lúc trước khi đi ngủ nữa tiếng.

Dùng hầm chung với các loại thịt cũng là một cách được nhiều người sử dụng góp phần tăng thêm thực đơn thơm ngon bổ dưỡng cho gia đình. Cách làm ta hầm trước các loại thịt như lợn, bò, gà vịt… rồi sau đó mới bỏ đông trùng hạ thảo vào hầm vừa đủ chứ không hầm nhừ để đảm bảo chất dinh dưỡng.

Đông trùng hạ thảo nấu cháo là món ăn dễ thực hiện phù hợp với người ốm mới dậy, người già răng yếu. Cách làm rất đơn giản hầm đông trùng hạ thảo với gạo thành cháo rồi ăn.
Hãm trà đông trùng có thể kết hợp với nhân sâm để tăng công dụng bằng cách cho nhân sâm và đông trùng vào bình nước nóng kín hãm trong khoảng 10 phút thì dùng được, uống thay trà hằng ngày hãm trong 4 lần có thể lấy ra ăn cả xác, khi uống có mùi vị hơi tanh có thể thêm chút mật ong để dễ uống và thơm ngon hơn.

Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong đây là cách dùng tiện lợi bổ dưỡng và làm tăng thêm công dụng đối với sức khỏe. Cách thực hiện rửa sạch 100g đông trùng hạ thảo tươi và cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy sau đó đổ 1 lít mật ong rừng nguyên chất vào cho ngập mặt nấm đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp ngâm trong 7 ngày là có thể dùng được. Cách dùng ngày dùng 1 lần mỗi lần dùng 20-30ml mật ong vào buổi sáng trước khi ăn.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


15/10/18

Cách sử dụng nấm linh chi sừng hươu hiệu quả nhất

Tác dụng của nấm linh chi sừng hươu


Nấm linh chi sừng hươu là một loại thảo dược miền núi có khá nhiều tác dụng tuyệt vời đến sức khỏe người bệnh. Đây là một loại nấm quý được tìm thấy chủ yếu ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nấm linh chi sừng hươu có khả năng ức chế tế bào ung thư một cách hiệu quả, điều trị rối loạn miễn dịch và bệnh cao huyết áp.

Nam-linh-chi-sung-huou
Nấm linh chi sừng hươu nhật bản

Dưới đây là một số tác dụng chính của nấm linh chi sừng hươu:

  • Chống ung thư hiệu quả
  • Chữa tiểu đường
  • Làm đẹp da
  • Điều hòa huyết áp
  • Giải độc gan
  • Thư giãn đầu óc

Cách sử dụng nấm linh chi sừng hươu hiệu quả


Để tận dụng tối đa những lợi ích tuyệt vời của nấm linh chi sừng hươu thì bạn phải biết cách sử dụng hiệu quả loại thảo dược quý hiếm này.

Cách 1: Dùng nấm linh chi thái thành lát:

Bước 1: 50g nấm linh chi (dùng được cho khoảng 10 người). Cho 50g Linh chi vào một cái ấm rồi đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2 – 3 phút thì tắt lửa. Ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi tiếp tục đun thêm khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta thu được nước đầu.

Bước 2: Đun nước 2 và nước 3: Sau khi thu được nước một ta lấy lát Linh Chi ra dùng kéo cắt thành nhiều miếng nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun kiểu như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu + nước 2 + nước 3 ta có được 2.400cc nước Linh Chi nguyên chất rồi cho vào bình và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

Bước 3: Cách dùng: Một ngày uống 240cc chia thành 80-120cc dùng làm 2 đến 3 lần.

Bước 4: Sau khi đã thu được nước 1,2, 3 lấy bã Linh chi phơi khô rồi đun tiếp lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.

Cách 2: Uống dạng trà:

Dùng Nấm Linh Chi đã nghiền thành bột, bọc túi vải cho vào ấm hãm uống như hãm trà hoặc cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết toàn bộ.

Cách 3: Ngâm rượu:

Nấm Linh Chi phơi khô vẫn còn nguyên hoặc thái lát, ngâm với rượu mạnh 35 – 40 độ khoảng 20 ngày. Nên uống rượu ngâm Linh Chi vào ban đêm, mỗi ngày 1 đến 2 chén..

Cách 4: Kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh:

Nếu bạn muốn chữa viêm gan, mật: Cho thêm Nhân trần hoặc Actiso vào.

Điều dưỡng cơ thể: Cho thêm Nhân sâm, Tam thất

Chữa dị ứng, ho: Cho thêm kinh giới, ngân hoa.

Bài viết liên quan đến nấm Linh chi sừng hươu:

Tác Dụng Và Cách Ngâm Rượu Nấm Linh Chi Sừng Hươu

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


14/10/18

3 cách sử dụng sâm ngọc linh hiệu quả nhất trong điều trị bệnh

Tác dụng của Sâm ngọc linh


Sâm ngọc linh được coi là “Báu vật của Quốc Gia” bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Tác dụng của Sâm ngọc linh vượt xa cả những loại sâm tốt nhất như sâm Triều tiên để đứng hàng đầu trong các loại nhân sâm.

Sam-ngoc-linh
Sâm ngọc linh - Báu vật Quốc Gia

Tác dụng của Sâm ngọc linh đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh:

Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh, sâm đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam, như người Xê Đăng, dùng như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, trị sốt rét, đau bụng.

Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam, những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống ôxi hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.

Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: Bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp.
Ngoài ra sâm hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.

3 cách sử dụng Sâm ngọc linh hiệu quả nhất trong điều trị bệnh


Sâm ngọc linh có rất nhiều cách sử dụng và kết hợp các bài thuốc để điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, dưới đây là 3 phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt nhất.

2. Sâm Ngọc Linh ngâm rượu

Mặc dù Sâm ngọc linh là bài thuốc giúp bổ thận, mạnh gân cốt,  tăng cường sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên dùng sâm ngọc linh ngâm rượu. Đặc biệt với người đang bị ung thư, người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, người già, phụ nữ mang thai,…

Rượu sâm Ngọc Linh chỉ thích hợp với nam giới ở tuổi trung niên.

1: Sâm ngọc linh tẩm mật ong

Đây là cách dùng phổ biến nhất và cũng có nhiều tác dụng nhất và phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.

Sâm Ngọc Linh rửa sạch, lau khô, thái lát mỏng mang ngâm với mật ong rừng xịn, mật ong nguyên chất. Lưu ý mật ong phải là mật ong rừng, khi ngâm đổ mật ong ngập sâm ngọc linh.

Mỗi ngày ngậm 3 – 5 lát, người già, người đang ốm, mắc bệnh nặng ngậm sâm ngọc linh tẩm mật ong có hiệu quả rất tốt.

3. Sâm ngọc linh hầm thuốc bắc

Chọn được sâm ngọc linh núi tự nhiên mang hầm với thuốc bắc rất là tốt cho người mới ốm dậy, người có sức khỏe kém, người già kém ăn mất ngủ hay người đang điều trị bệnh ung thư, các bệnh nan y…

Chỉ cần 5,6 lát sâm ngọc linh hầm với thuốc bắc cũng đủ với người muốn chữa bệnh. Có thể dùng thường xuyên, tuần 1 - 2 lần.

Các bài viết liên quan:

Vì Sao Sâm Ngọc Linh Lại Quý Hơn Vàng Ròng?

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


13/10/18

Cách sử dụng đẳng sâm rừng chữa bệnh hiệu quả nhất

Tác dụng của đẳng sâm rừng


Đẳng sâm rừng còn được biết đến với cái tên “Nhân sâm của người nghèo”. Đẳng sâm rừng trong một số bài thuốc có tác dụng thế, đôi khi tác dụng còn cao hơn cả các loại nhân sâm khác.


Dang-sam-rung
Đẳng sâm rừng chất lượng cao

Dưới đây là một số tác dụng tuyệt vời của đẳng sâm rừng:
  • Trị Phế hư với các triệu chứng: đoản hơi, suyễn, tự ra mồ hôi, tiếng nói nhỏ, rất dễ cảm mạo, sợ gió, hay mệt mỏi, mặt nhợt nhạt, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược.
  • Trị bệnh khí huyết đều suy, tỳ vị hư yếu: tiêu chảy lâu ngày, sức khỏe kém, ăn không ngon miệng, ăn ít, thoát giang.
  • Trị bệnh xung khí suy nhược do tỳ hư dẫn tới ỉa chảy, tiêu ra máu, rong kinh, vàng da do huyết hư, ăn uống kém.
  • Các bệnh ở tụy tạng, bệnh bạch huyết, gầy ốm, thiếu máu mạn.
  • Trị nội thương, hư lao, hoạt tả, trường vị trung lãnh, khí suyễn, lỵ lâu ngày, mồ hôi tự ra, bị sốt, phiền khát, các chứng bệnh phụ sản, băng huyết…

Cách sử dụng đẳng sâm rừng chữa bệnh hiệu quả nhất


Đẳng sâm rừng có thể sử dụng tươi hoặc phơi không rồi mới đem đi sử dụng. Cả 2 phương pháp đều mang lại hiệu quả như nhau. Tuy nhiên trong tùy từng bài thuốc mà nên dùng đẳng sâm tươi hay khô cho phù hợp.

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng đẳng sâm rừng chữa bệnh:

Chữa bệnh thiếu sữa cho sản phụ: Chỉ cần ninh nhừ 30 gram trâu cổ cùng đảng sâm rồi lấy nước cho sản phụ uống là sẽ có sửa nhiều, mỗi ngày uống khoảng 2 lít nước.

Trị chứng đái dầm ở trẻ: Hầm thịt lợn và đẳng sâm cho nhừ rồi cho trẻ ăn cả bã lẫn nữa, đảm bảo ăn 1 đến 2 lần là có thể dứt điểm bệnh này.

Tăng cường sức khỏe cho người ốm yếu: Cho táo tàu, củ mài và đảng sâm vào nấu nước uống sẽ giúp người ốm và người già được khỏe mạnh.

Sắc nước uống:

Cách làm: Mỗi lần sắc cần 20 gram đảng sâm và 2 lít nước. cắt đảng sâm thành từng đoạn khoảng 2 đốt ngón tay, rửa sạch. Đun nhỏ lửa khoảng 20 phút, có thể dùng nóng hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Tác dụng: Với cách làm đơn giản, đảng sâm được dùng sắc nước được xem như loại trà giúp cho cơ thể khỏe mạnh, hương vị thơm ngon dễ nên được nhiều người dùng.

Ngâm rượu:

Cách làm: Cho 1 kg đảng sâm khô và 5 lít rượu vào bình thủy tinh dùng, ngâm trong khoảng 3 đến 4 tuần là có thể uống được. Khi đã đủ thời gian, rượu đảng sâm có màu vàng cánh gián đẹp mắt, có mùi thơm  nồng và vị ngọt của sâm nên rất dễ uống.

Tác dụng: Giúp tăng khẩu vi, có giấc ngủ ngon và tinh thần sảng khoải, mỗi ngày nên dùng 2 lần vào trưa và tối với liều lượng 40 đến 60ml.

Các bài viết tham khảo:

Đẳng Sâm Rừng – Nhân Sâm Của Người Nghèo


Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


12/10/18

Cách dùng cây xạ đen chữa ung thư hiệu quả cao nhất

Cây xạ đen chữa ung thư


Cây xạ đen là một loại thảo dược vô cùng quý giá với các tính chất kháng khối u tuyệt vời. Nó được sử dụng trong điều trị và chữa các căn bệnh ung thư: Ung thư phổi, Ung thư gan, Sơ gan cổ trướng...


Cách dùng cây xạ đen chữa ung thư hiệu quả cao nhất


Tuy biết rằng cây xạ đen có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư vô cùng hiệu quả. Nhưng các loại thảo dược, đặc biệt là thảo dược chữa ung bướu phải sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thì hiệu quả mới đạt mức tối đa được.

Cay-xa-den-chua-ung-thu-hieu-qua
Cây xạ đen chữa ung thư hiệu quả nhất trong các loại thảo dược

Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ đến các bạn đọc cách sử dụng bài thuốc từ cây xạ đen để hỗ trợ điều trị và chữa ung thư chính xác và hiệu quả cao nhất.

Cách sử dụng:

Một trong những cách thức sử dụng cây xạ đen trong phòng và hỗ trợ điều trị Ung thư đó là kết hợp giữa lá và thân xạ đen.

Liều lượng kết hợp sử dụng giữ thân và lá xạ đen cụ thể như sau:

  • Lá xạ đen: 25g
  • Thân xạ đen: 50g
  • Lượng nước sử dụng: 1,5 Lít

Đun sôi nhỏ lửa trong thời gian 15 phút hoặc hãm như trà tươi trong thời gian 30 phút.

Chắt nước uống hàng ngày, nên dùng nóng sẽ thơm ngon hơn.

Đối với trường hợp bệnh nhân Ung thư phổi, U gan, sơ gan cổ trướng:

Kết hợp với hai vị thuốc “bán chi liên” và “bạch hoa xà thiệt thảo” theo cách dân gian sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị đối với các thể ung thư phổi, ung thư gan và sơ gan cổ trướng . Cách kết hợp cụ thể như sau:

  • Cây xạ đen (Cả lá và thân): 30 - 40gram.
  • Cây bạch hoa xà thiệt thảo: 30gram.
  • Cây bán chi liên: 15gram.

Lưu ý về cách dùng Cây xạ đen :

Định lượng trên là lượng thuốc bệnh nhân sử dụng trong 1 ngày. Nếu uống không hết thì không nên sử dụng vào ngày hôm sau, vì qua đêm thuốc dễ bị ôi thiu và có thể gây đầy hơi và trướng bụng.

Cây xạ đen


Để mua đúng được cây xạ đen chuẩn thì trước tiên chúng ta phải tìm hiểu về đặc điểm, phân bố cũng như thành phần hóa học của loại cây có tên gọi “Bách Giải” này.

Đặc điểm và phân bố:

Cây xạ đen còn có các tên gọi là bách giải, đồng triều, bạch vạn hoa, cây dây gối (thuộc Chi đây gối), hay quả nâu, hoặc cây ung thư (dân tộc Mường, Việt Nam). là loài thực vật thuộc họ Celastraceae.

Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, dễ trồng. Thân cây dạng dây dài 3-10m. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, không có lông, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh.

Phiến lá hình bầu dục xoay ngược, thường có 7 cặp gân phụ, bìa có răng thấp, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài 5 - 7mm. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách lá, dài 5 – 10 cm.

Cuống hoa 2 - 4mm. Hoa mẫu 5. Cánh hoa trắng, Hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang hình trứng, dài cỡ 1 cm, nổ thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng. Ra hoa tháng 3 - 5; Ra quả tháng 8 - 12.

Cây xạ đen phân bố nhiều ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan.. Loại cây này thường mọc ở độ cao từ 1.000 – 1.500 m.

Còn ở nước ta, cây thuốc xạ đen phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế và một số Vườn quốc gia lớn như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì.

Thành phần hóa học:

Trong xạ đen có chứa 2 hợp chất flavonoid và quinon có tác dụng hóa lỏng các tế bào ung thư. Hai dược chất giúp tiêu diệt, làm chậm sự phát triển các khối u ác tính khi mới hình thành. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị của xạ đen.

Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thư, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Để hiểu hơn về tác dụng của cây xạ đen trong y học các bạn đọc bài viết bên dưới.

Cây Xạ Đen Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com