20/12/18

Bạch đồng nữ, vị thuốc quý của chị em phụ nữ


Bạch đồng nữ là vị thuốc dùng để trị các chứng bệnh: Khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, đau lưng mỏi gối, huyết áp cao,...Tác dụng chính của Bạch đồng nữ là: Thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm, lương huyết.

Bạch đồng nữ không chỉ trị được các chứng bệnh mà chị em phụ nữ hay mắc phải mà nó còn có tác dụng làm đẹp như làm lành vết thương không để lại sẹo thâm, sẹo lồi.

Đặc điểm:

Bạch đồng nữ còn được gọi với tên: Bấn trắng, vậy trắng hay mò trắng. Danh pháp khoa học: Clerodendron fragrans vent

Hinh-anh-cay-bach-dong-nu
Hình ảnh cây bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ thuộc cây nhỏ cao chừng 1 – 2m, lá rộng hình trứng. Lá mọc đối, dài 10 – 20cm, rộng 10 – 15cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim hay hình hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô, mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới có màu nhạt hơn, gần như bóng, trên những đường gân hơi có lông mềm, vỏ có mùi hơi hôi đặc biệt của cây mò, cuống lá dài khoảng 10cm.

Hoa màu hồng nhạt hay trắng, có mùi thơm, mọc thành hình mâm xôi gồm rất nhiều tán, cụm hoa có đường kính khoảng 10cm. Đài hoa hình phễu, phía trên xẻ 5 thùy hình 3 cạnh tròn. Tràng hoa đường kính 1,5cm, phía dưới thành hình ống nhỏ, dài 2,5cm hay hơn, 4 nhị dính trên miệng ống tràng cùng với nhị tòi ra quá tràng. Vòi nhụy thường ngắn hơn chỉ nhị. Bầu thượng hình trứng. Quả hạch gần hình cầu, còn đài tồn tại bao ở ngoài.

Phân bố:

Là cây mọc hoang dại ở khắp các vùng miền của nước ta.

Thành phần hóa học:

Bạch đồng nữ có chứa các dược chất: Flavonoid, tanin, cumarin, acid nhân thơm, aldehyd nhân thơm và dẫn chất amin có nhóm carbonyl.

Tác dụng của cây Bấn trắng


Theo Đông y cây Bấn trắng có vị đắng, tính hàn. Vào 2 kinh tâm, tỳ. Tác dụng chính: Thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm, lương huyết. Chủ trị các chứng bệnh: Khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, đau lưng mỏi gối, huyết áp cao,...


Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý:

  • Năm 1968, Bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược khoa phối hợp với Viện YHDT nghiên cứu Bấn trắng thấy có tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch ngoại vi, có tác dụng lợi tiểu và có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm do Phenol gây ra trên tai thỏ. 
  • Bấn trắng có tác dụng chống viêm cấp tính khá tốt, biểu hiện rõ rệt ở hiện tượng giảm phù trong mô hình gây phù thực nghiệm trên chuột với Kaolin. 
  • Bấn trắng có tác dụng chống viêm mạn tính tương đối yếu trên mô hình gây u hạt thực nghiệm với Amian ở chuột. 
  • Nước sắc 3/1 của Bấn trắng đã được thử kháng sinh đồ trên các chủng vi khuẩn phân lạp từ các vết thương nhiễm khuẩn, thấy có tác dụng ức chế sự phát triển các vi khuẩn Pseudononas aeruginosa, Staphylococus aureus, Escherichia coli và các Proteus.
  • Chất đắng Clerodin chiết xuất từ lá Bấn trắng cũng có tác dụng trị giun (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Dịch P lá tươi được bơm vào hậu môn có tác dụng trị giun đũa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Cách dùng Bạch đồng nữ


Trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều: 

40 – 80g lá Bạch đồng nữ khô, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị kinh nguyệt không đều, bạch đới: 

Bạch đồng nữ, Ích mẫu, Ngải diệp, Hương phụ, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị phong thấp khớp, vàng da: 

Rễ Bạch đồng nữ sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt: 

Bạch đồng nữ 80g, Dây gắm 120g, cây Tầm xuân 8g, Đơn tướng quân 8g, Đơn mặt trời 8g, Đơn răng cưa 8g, Cà gai leo 8g, Cành dâu 8g. Sắc, chia 2 lần uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật: 

Rễ Bạch đồng nữ hoặc Xích đồng nam, sắc uống (Kinh nghiệm Bệnh Viện Lạng Sơn – Việt Nam).

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


19/12/18

Bán chi liên, thảo dược chữa ung, bướu

Bán chi liên là gì?


Bán chi liên còn được biết đến với tên: Hoàng cầm râu, Thẩm râu,...Là một thảo dược giúp điều trị ung thư và u bướu hiệu quả trong Đông y. Bán chi liên thường kết hợp sử dụng với một số các loại thảo dược khác như: Bạch hoa xà thiệt thảo để đem lại kết quả điều trị bệnh ung thư tốt nhất.

Đặc điểm nhận biết:

Bán chi liên là loại cây cỏ đa niên, thân thảo cao từ 20 – 50cm. Thân cây bò ở gốc, không có lông. Lá bán chi liên mọc đối, phiến lá thon dài như hình mũi mác nhưng đầu hơi tù. Những lá gần ngọn không cuống, những lá phía dưới có cuống mảnh dài 5 – 6mm. Thân lá dài 1 – 2cm, mép có răng đều, gân bên 3 – 4 đôi.

Hinh-anh-ban-chi-lien
Hình ảnh vị thuốc Bán chi liên

Cây thường ra hoa vào mùa xuân. Cụm hoa hoàng cầm râu dài 3 – 5cm, thường mọc ở ngọn cây. Đài hoa hình chuông cao 2,5mm, có 2 môi. Môi trên mang hình dáng giống như cái khiên hình chóp, có lông và thường rụng rất sớm. Môi dưới thường lâu tàn hơn. Cánh hoa bán chi liên màu xanh tím, có lông thưa, cao 7 – 9mm. Cánh hoa chia 2 môi, môi trên 3 thùy, môi dưới tròn, miệng rộng.

Rễ khô hình trụ tròn hoặc hình chùm xoắn, ở đỉnh hơi khô, nhỏ dần về phía dưới, cong. Mặt ngoài màu nâu vàng, phần trên hơi sần sùi có những đường nhăn dọc, xoắn hoặc có những vân hình mạng, phía dưới ít sần sùi, có đường nhăn nhỏ hơn. Phần trên và phần dưới đều có vết tích của rễ con, bên trong có màu vàng lục, chính giữa rỗng ruột, màu nâu vàng.

Phân bố:

Bán chi liên là loài cây ưa sáng, thích những vùng đất ẩm ướt như bờ ruộng, bờ nương. Cây được phát hiện tại nhiều quốc gia thuộc châu Á. Tại Việt Nam số lượng loại thảo dược này rất ít, chúng được tìm thấy tại một số nơi thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lào Cai,...

Thành phần hóa học:

Hoàng cầm râu có chứa các hoạt chất như: Scutellarein, scutellarin, carthamidin, isocarthamidin. Ngoài ra còn có alcaloid, hợp chất phenol, sterol, tanin.

Tác dụng của Bán chi liên


Như đã nói ở trên, Bán chi liên là thảo dược miền núi có nhiều công dụng hữu ích trong điều trị bệnh ung thư và u bướu.

Theo quan điểm Đông y cây thuốc có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu sưng, giảm đau, chống khối u tân sinh.

Một số những tác dụng cụ thể:

  • Điều trị ung thư (Khối u tân sinh)
  • Chữa bệnh gan
  • Trị ứ huyết, mất máu (chảy máu do bệnh trĩ, máu cam…)
  • Trị ho nóng, ngứa ngáy
  • Giúp nam giới mạnh cốt, cường gân, tăng cường sinh lực
  • Có khả năng trị độc nọc rắn, thú độc cắn, côn trùng đốt
  • Hỗ trợ làm mau lành những chấn thương cơ học trên cơ thể
  • Đào thải độc tố, bảo vệ và giảm áp lực hoạt động cho lục phủ ngũ tạng. Đặc biệt có hiệu quả rất rõ rệt với bệnh nhân bị những chứng bệnh về dạ dày và ruột

Bài thuốc chữa bệnh hay


Chữa ung thư phổi, ung thư gan, ung thư trực tràng ở thời kỳ đầu (Trung Quốc):

Hoàng cầm râu 40g và Lưỡi rắn trắng (Bạch hoa xà thiệt thảo) 80g, cho vào 600ml nước, sắc còn 200ml, chia uống trong ngày vào lúc đói. Cũng có thể nấu thành nước uống thay trà hàng ngày.

Trị ung nhọt, u bướu nói chung:

Nguyên liệu gồm có 20g bán chi liên khô, bạch hoa xà thiệt thảo 40g, kết hợp với xạ đen 50g. Nguyên liệu đem rửa sạch, vớt ra để ráo, cho vào ấm sắc thuốc, đun sôi với 2 lít nước. Đến khi nước sôi, tiếp tục đun trong lửa nhỏ cho đến khi còn lại chừng 500ml thì dừng lại.

Để nước thuốc nguội rồi uống trong ngày. Kiên trì thực hiện sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, bạn có thể lấy bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo 1 lượng vừa đủ, đem rửa sạch, giã nát, đắp trực tiếp lên vùng bướu, nhọt.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


18/12/18

Bồ công anh và những tác dụng ít biết tới

Bồ công anh


Bồ công anh được nhắc nhiều đến bởi vẻ đẹp mong manh của những bông hoa trắng thuần khiết, nhưng ít ai biết được nó lại là một trong những thảo dược chữa bệnh có nhiều tác dụng tuyệt vời.

Cây Bồ công anh được sử dụng từ rất lâu trong các bài thuốc dân gian, y học cổ truyền với nhiều tên gọi: Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo,  Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đại đinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo, Bồ anh, cổ đính, Thiệu kim bảo, Ba ba đinh, Địa đinh thảo, Bát tri nại, Bạch cổ đinh., Nhĩ bản thảo (Tục Danh), Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Hoàng hoa lang thảo, Mãn địa kim tiền, Bột Bột đinh thái (Hòa Hán Dược Khảo), Hoàng hoa địa đinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Đặc điểm:

Bồ công anh thuộc loại cây thân thảo họ Cúc, sống 1 đến 2 năm.

Bo-cong-anh
Bồ công anh, vị thuốc quý không phải ai cũng biết

Thân không lông, cao từ 60 – 200 cm, thân thường đơn hoặc trẻ nhánh ở phần trên.

Các lá phía dưới không lông, lá đơn mọc cách. Phiến lá thuôn dài hoặc dạng hình mũi mác, đầu lá nhọn, cuống lá thường ngắn. Mép lá nguyên hoặc xẻ thùy hoặc có răng cưa thô to. Mặt trên phiến lá màu xanh lục, mặt dưới xanh xám.

Hoa mọc ở đầu ngọn, đầu cành. Hoa tự hình chùy, đầu cụm hoa rộng khoảng 2 cm, cuống dài 10 – 25 mm, mọc thẳng.

Quả bế hình elip, phẳng, màu đen, kích thước quả dài  4 – 5mm, rộng 2mm.

Phân bố:

Bồ công anh là loại cây cỏ mọc hoang nhiều ở ven đường, các triền đồi, núi có độ cao trung bình hoặc thấp, rất ít khi được trồng. Chúng phân bố ở khắp các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, ngoài ra chúng còn được tìm thấy tại Đông Siberi, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,....Tại Việt Nam cây bồ công anh mọc nhiều tại các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,....

Thành phần hóa học:

Bồ công anh có chứa các hoạt chất:

  • Taraxasterol, Choline, Inulin, Pectin (Trung Dược Học).
  • Fructose (Power F B và cộng sự C A, 1913, 7: 13523).
  • Sucrose, Glucose (Belaev V F và cộng sự, C A, 1975, 51: 11495c).

Tác dụng ít biết tới của cây Bồ công anh


Theo quan điểm Đông y Bồ công anh có tính vị:

  • Vị ngọt, đắng, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Vị ngọt, tính bình, không độc (Tân Tu Bản Thảo).
  • Vị hơi đắng, tính hàn (Đông Viên Dược Tính Phú).
  • Vị ngọt, tính bình, hơi hàn (Bản Thảo Thuật).
  • Vị đắng, ngọt, tính hàn (Dược Tính Công Dụng).

Quy vào kinh:

  • Vào kinh Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Vào kinh Can, Vị (Trấn Nam Bản Thảo).
  • Vào kinh Dương minh Vị và Thái âm Phế (Bản Thảo Giảng Nghĩa Bổ Di).

Tác dụng chính của vị thuốc này là: Thanh nhiệt, giải độc, tán sưng tiêu ung (đặc hiệu trị vú sưng đau).

Chủ trị các chứng bệnh: Đinh nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, nhiễm trùng đường tiểu, amidal viêm cấp tính.

Trong y học cổ truyền Việt Nam Bồ công anh là một vị thuốc dân gian để chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu. Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.

Cách dùng trị bệnh


Trị lở loét lâu ngày không khỏi, ong châm, rắn cắn, bọ cạp cắn: Bồ công anh giã nát, đắp vào vết thương (Cấp cứu phương).

Trị tuyến sữa viêm cấp tính: Bồ công anh 32g, Qua lâu, Liên kiều mỗi thứ 20g, Bạch chỉ 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Bồ công anh tươi giã nát đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g  đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị đinh nhọt, sưng độc phát sốt, lở loét ngoài da, đỏ mắt do phong hỏa: Bồ công anh 20g , Dã cúc hoa, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Cam thảo sống 1,20g. Sắc uống.

Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ: Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, Đơn sâm mỗi thứ 12g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt đỏ sưng đau (do Can hỏa bốc lên): Bồ công anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị đường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dày: Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi  lần uống 1 – 2g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


17/12/18

Trinh nữ hoàng cung là gì? Tác dụng và cách dùng

Trinh nữ hoàng cung là gì? Đặc điểm và phân bố


Trinh nữ hoàng cung là một vị thuốc được các ngự y thời phong kiến sử dụng để chữa bệnh cho các thiếu nữ còn Trinh tiết. Chúng được ứng dụng vào các bài thuốc chữa u sơ, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến,...

Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học là: Crinum latifolium. Trong dân gian còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: náng lá rộng, tỏi lơi lá rộng, tây nam văn châu lan, tỏi Thái Lan, vạn châu lan hay thập bát học sỹ,...

Đặc điểm:

Trinh nữ hoàng cung thuộc cây cỏ, thân giống cây hành, thân có đường kính từ 8 – 12cm. Các bẹ lá úp vào nhau tạo thành một thân giả dài từ 10 – 15cm.

Hinh-anh-cay-trinh-nu-hoang-cung
Hình ảnh cây Trinh nữ hoàng cung - vị thuốc của phụ nữ

Lá mỏng, dẹp dài và đầu hơi tù. Lá dài từ 30 – 60cm, có lá dài đến 1m, rộng từ 4 – 6cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song.

Hoa mọc thành tán gồm 6 – 20 hoa, trên một cán hoa dài 30 – 60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng.

Phân bố:

Cây Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được trồng tại các nước: Việt Nam, Malaisya, Thái Lan, Lào,...

Thành phần hóa học:

Cây có chứa glucoalcaloid có tên latisolin, aglycon có tên latisodin, thân hình lúc cây đang ra hoa có pratorimin và pratosin là hai alcaloid pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin, một số dẫn chất alcaloid có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa thu được 2 alcaloid mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin.

Tác dụng và cách dùng Trinh nữ hoàng cung


Trinh nữ hoàng cung là cây thuốc rất tốt, rất bổ dành cho phụ nữ. Chúng có những công dụng.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây trinh nữ hoàng cung dùng để chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến với cách sử dụng như sau: Ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ ngắn từ 1 – 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày.

Theo y học hiện đại, trong cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam có chứa những hoạt chất sinh học với khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào u và kích thích tế bào lympho T hoạt động và phát triển. Đồng thời chỉ thấy có cây Trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium L. mới có hoạt chất tác dụng hỗ trợ trị liệu chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung và hoạt chất ức chế sự tăng trưởng của tễ bào ung thư (antitumor) như Crinafolidine, Crinafoline, Paratorimin.

Trong khi có tới 12 loại giống cây Trinh nữ hoàng cung đều thuộc họ náng Crinum, nhưng tác dụng cũng khác nhau ví dụ Trinh nữ hoàng cung Campuchia ngoài tác dụng giống Trinh nữ hoàng cung Việt Nam nhưng lại có thêm tác dụng tránh thai.

Các kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy cao methanol của thân, rễ và cao chiết alkaloid toàn phần của trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế phân bào. Trong mô hình gây u báng sacom và ung thư đùi ở chuột nhắt, hợp chất chứa cao này đã hạn chế sự phát triển của khối u và di căn tế bào. Một số alkaloid trong cây có hoạt tính sinh học như Lycorin ức chế proteine và DNA của tế bào chuột, đồng thời ức chế u báng cấy ở chuột. Trong thử nghiệm Lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u, làm ngừng sự phát triển của virus bại liệt, đó là ức chế các tiền chất cần thiết cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt…

Bài thuốc hiệu nghiệm với các khối u và ung thư (K.cổ tử cung, K. gan, K. phổi, K. đại tràng… Các khối u nội tạng, tiền liệt tuyến, u lộ bên ngoài ở mọi vị trí trên người):

Nguyên liệu:

  • Lá Trinh nữ hoàng cung (khô) 20g
  • Lá Đu đủ (khô) 50g
  • Nga truật (giã nát) 20g
  • Xuyên điền thất giã nát 10g (sâm Tam thất)

Chế biến và sử dụng:

Sắc với 3 chén nước (600ml) còn lại 1 chén thuốc (200ml), chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


16/12/18

Tác dụng phụ của Nhân sâm Hàn Quốc

Tác dụng phụ của Nhân sâm Hàn Quốc


Nhân sâm là một vị thuốc Đại bổ trong Đông y, được biết đến với nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cũng bởi có nhiều lợi ích nên đi kèm với nó cũng là những tác dụng phụ khi sử dụng quá liều và sử dụng dài ngày.

Tac-dung-phu-cua-nhan-sam
Tác dụng phụ của nhân sâm và những điều cần biết

Trong lịch sử Trung Quốc từng có 1 trường hợp tử vong khi thầy thuốc sử dụng bất cẩn vị thuốc này cho bệnh nhân. Đây là câu chuyện trong Y văn cổ của Đông y: “Phúc thống phục Nhân Sâm… tắc tử”. Kể về trường hợp một thầy thuốc khi tra sách thấy ghi đoạn trên ở cuối trang đã vội dùng Nhân Sâm cho người bệnh đau bụng, uống thuốc xong sau 30 phút thì bệnh nhân tử vong. Ông ta lại giở sách để tra cứu, đọc tiếp trang sau có chữ “ắt chết”.

Vậy những tác dụng phụ của Nhân sâm Hàn Quốc là gì? Những ai cần phải tránh sử dụng nhân sâm nếu không muốn tự rước họ vào thân?

9 lợi ích tuyệt vời của Nhân sâm


Tác dụng phụ của Nhân Sâm:

Mất ngủ, nhức đầu và buồn nôn

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của nhân sâm bao gồm rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ, đau đầu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa. Những tác dụng phụ không nghiêm trọng, nhưng chắc chắn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Hạ đường huyết

Sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho lượng đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc không nên sử dụng nhân sâm vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu của cơ thể và gây ra một số tác dụng phụ.

Ức chế đông máu

Sâm ức chế đông máu vì nó hoạt động như chất làm loãng máu hoặc chống đông. Nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề chảy máu. Nên tránh dùng nhân sâm trước khi phẫu thuật. Những người gặp vấn đề về đông máu hoặc rối loạn chảy máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhân sâm.

Dị ứng

Những người bị dị ứng với nhân sâm có thể bị khó thở, ngứa, phát ban..., phản ứng nặng có thể gây tử vong. Vì vậy, hãy cẩn thận khi sử dụng.

Các tác dụng phụ khác

Việc sử dụng nhân sâm kéo dài có thể dẫn đến rối loạn chảy máu, phù, nhịp tim không đều hoặc đánh trống ngực, thị lực giảm, ngứa, khô miệng và môi.

Đối tượng không nên sử dụng Nhân sâm:

Những đối tượng không nên sử dụng Nhân sâm gồm có: Người huyết áp cao, người đang sốt cao, lạnh bụng bị tiêu chảy, phụ nữ có thai (hoặc có khả năng có thai), phụ nữ sau khi sinh, trẻ dưới 4 tuổi, bệnh nhân đang điều trị liệu pháp đặc biệt, chị em phụ nữ trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt, người bị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, bệnh gút,...

Nhân sâm Hàn Quốc vị thuốc “Lắm tài nhiều tật”


Có thể nói Nhân sâm Hàn Quốc là một vị thuốc lắm tài và nhiều tật nhất trong các loại thảo dược. Chúng được biết đến với vô số các tác dụng, lợi ích tốt đẹp đến sức khỏe, tuy nhiên nếu không am hiểu về loại thảo dược này, tự ý sử dụng thì rất có thể bạn đang biến chất bổ thành chất độc. Sai lầm lớn hơn đôi khi bạn sẽ phải trả giá bằng tính mạng của bản thân hoặc của người thân.

Vì vậy, khi sử dụng Nhân sâm tốt hơn hết bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ, chuyên gia hoặc các lương y.

Mọi thông tin chi tiết về các sản phẩm thảo dược miền núi tốt cho sức khỏe, những thảo dược có tác dụng điều trị ung thư, điều trị tiểu đường, gút, yếu sinh lý, liệt dương,...Các bạn nên tham khảo tại đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com



15/12/18

10 bài thuốc quý từ Nhân sâm Hàn Quốc

10 bài thuốc quý từ Nhân sâm Hàn Quốc


Nhâm sâm Hàn Quốc là một vị thuốc “Đại bổ”. Nó đứng đầu trong tứ đại danh dược “Sâm – Nhung – Quế – Phụ”. Nó còn là vị thuốc được sử dụng từ rất lâu đời, khoảng 3000 năm trước Công Nguyên.

Cach-dung-nhan-sam-han-quoc
Cách dùng nhân sâm Hàn Quốc hiệu quả

Tứ vị đại danh dược gồm có:

Sâm: Tức Nhân sâm, ý nói ở đây là Sâm cao ly, loại sâm chỉ có ở Hàn Quốc và Triều Tiên.

Nhung: Tức Nhung hươu, sừng của con hươu đực.

Quế: Tức Quế chi, là một vị thuốc bắc được lấy từ vỏ cây của chi Quế, thuộc họ Long não.

Phụ: Tức Phụ tử, là rễ và củ của cây Ô đầu sau khi bào chế thành.

10 bài thuốc quý từ Nhân sâm:

Bài 1: Tráng dương, bổ khí, phù hợp với nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh:

Nhân sâm tươi thái vụn sắc kỹ, phần bã có thể nhai hoặc ngậm rồi nuốt dần. Sau đó cho mật ong vào hòa đều, chia uống thành nhiều lần trong ngày.

Bài 2: Chữa tiểu tiện nhiều, hỗ trợ đái tháo đường: 

Thổ nhân sâm 60g, kim anh tử 60g, các vị trên cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml nước chia 2 lần uống trong ngày. 5 ngày một liệu trình.

Bài 3: Trị huyết áp thấp:

Chim cút 1 con, nhân sâm 20g, hoàng kỳ 20g tiềm ăn.

Bài 4:  Trị suy nhược tuần hoàn, bổ dương, có bệnh về hô hấp:

Nhân sâm và bạch linh phơi sấy khô, tán thành bột, sinh địa giã nát và ép lấy nước, sau đó tất cả đem đi cô thành dạng cao đặc. Ngày dùng đều đặn 2 lần.

Bài 5:  Trị chứng viêm gan, phụ nữ sau nạo thai, sau đẻ bị nôn ói ra thức ăn: 

Gà giò 1 con, nhân sâm, đương quy, muối ăn mỗi thứ đều 15g. Gà làm sạch, luộc chín, róc bỏ xương, cho nhân sâm, đương quy và muối ăn vào hầm chín nhừ. Chia ra ăn hết trong một vài lần.

Bài 6: Dùng cho người râu tóc bạc sớm, hay rụng tóc, thể lực yếu, thị lực suy giảm:

Nhân sâm thái vụn, hạnh đào nhân sao khô tán vụn, cả 2 đem sắc thật kỹ với nước rồi hòa với mật ong. Cô đặc và dùng đều 2 lần mỗi ngày (pha với nước ấm khi dùng).

Bài 7: Làm nở nang bầu vú, cơ thể béo lên, da mặt mỡ màng: 

Nguyên liệu: 

Nhân sâm 10g, bạch truật 10g, hoàng kỳ 10g, trần bì 10g, viễn chí 10g, quất tân 10g, bạch thược 12g, đương quy 12g, phục linh 12g, sinh khương 3 lát, cam thảo 3g, đại táo 2 quả, thục địa hoàng 15g, ngũ vị tử 6g.

Cách làm: Đem các vị thuốc trên sắc với nước, bỏ bã, chắt nước.

Cách dùng: Uống trước bữa ăn, ngày 3 lần.

Bài 8: Bồi bổ cơ thể, kéo dài tuổi thọ và dùng làm thuốc bồi bổ cho người già:

Nhân sâm thái vụn, sắc kỹ hòa với mật ong, sau đó cô thành dạng cao đặc, uống 2 lần mỗi ngày.

Bài 9: Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày: 

Thổ nhân sâm, hà thủ ô trắng, thông thảo, mỗi vị 20g, gà một con nhỏ tương đương với 400g.

Chế biến: Cho các nguyên liệu trên rửa sạch cho vào nồi hầm gà thêm khoảng 80 phút đến khi nước canh có màu trắng sữa. Khi gà chín nhừ, hớt bỏ bớt mỡ, múc gà ra một bát to, đổ hết nước hầm lên, ăn kèm với muối và hạt tiêu.

Bài 10: Bổ khí huyết – chữa khí huyết suy yếu, người xanh gầy, thở yếu, hồi hộp, ít ngủ, kém ăn, mệt mỏi: 

Thổ nhân sâm 40g, sắc nước uống trong ngày, cho vào ấm đổ 400ml nước, sắc nhỏ lửa còn 150ml nước chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.

Tác dụng của Nhân sâm


Trong Đông y nhân sâm có vị ngọt hơi đắng, hơi ôn, qui kinh Tỳ, Phế.

Nhân sâm đã được sử dụng trong đông y từ 3000 năm trước Công nguyên. Nó được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông.

Các tác dụng dược lý như: Tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể,...đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu chứng minh.

Một số tác dụng cụ thể đã được chứng minh bằng y học hiện đại:

  • Nhân sâm có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá độ. Chống đỡ bệnh tật cho cơ thể, ngăn ngừa lão hóa duy trì tuổi thanh xuân.
  • Nhân sâm giúp lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu, huyết áp thấp và các bệnh về tim và giúp cân bằng huyết áp, cải thiện năng lực tinh thần, tăng trí nhớ, chống suy sụp rối loạn thần kinh stress, tăng cường trí lực, sinh lực, phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường.
  • Nhân sâm được sử dụng cho những trường hợp có liên quan đến stress. Nó có tác dụng giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn. Nhân sâm có tác dụng tốt cho người kiệt sức và giúp tăng sự tập trung.
  • Nhân sâm có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới. Nó cũng được dùng như một loại thuốc hữu ích cho sức khỏe con người nói chung.
  • Tăng tiết các dịch cơ thể, giảm cơn khát, ngừa bệnh tiểu đường.

Bài viết liên quan:

9 lợi ích tuyệt vời của Nhân sâm

Kết luận


Nhân sâm là một vị thuốc cực kỳ quý giá, nó được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh hay. Tuy nhiên, đây cũng là vị thuốc khi sử dụng phải hết sức thận trọng, nếu không hiểu rõ về nó rất dễ rước họa vào thân. Tốt nhất các bạn nên tham khảo ý kiến của các lương y trước khi sử dụng Nhân sâm.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


14/12/18

9 lợi ích tuyệt vời của Nhân sâm

Tìm hiểu về Nhân sâm


Nhân sâm là tên một loại thảo dược mà hầu như ai cũng biết đến, đặc biệt khi nhắc đến Nhân sâm là người ta nghĩ ngay đến Nhân sâm hàn quốc. Vậy hình thù nhân sâm ra làm sao? Nơi phân bố và những tác dụng của nó trong điều trị bệnh như thế nào? Đó là những câu hỏi mà không phải ai cũng có câu trả lời.

Đặc điểm:

Nhân sâm là loại thực vật có hoa và thuộc họ Cuồng, có tên khoa học: Panax ginseng.

Là cây thân thảo nhỏ, cao 20 – 50cm, sống lâu năm, có thể sống trên 50 năm. Cây mang ở ngọn một vòng 4 – 5 lá. Cuống lá dài, lá kép chân vịt, mép lá có răng cưa.

Nhan-sam-han-quoc
Nhân sâm hàn quốc - sâm cao ly

Hoa đều 5 cánh, lá đài 5 răng, 5 nhị. Quả hạch, màu đỏ gần hình cầu. Rễ củ thường to bằng ngón tay phân thành nhiều nhánh giống như hình người nên có tên là nhân sâm.

Phân bố:

Trong tự nhiên Nhân sâm được tìm thấy tại các nước: Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản,...

Thành phần hóa học:

Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau.

Ngoài ra còn có các hợp chất hữu cơ quan trọng khác: Germanium, glycoside Panaxin, vitamin B1, vitamin B2, các axit béo như axit Panmitic, Streari, Linoleic và các axitamin khác.

Tác dụng dược lý


Nhân sâm đã được sử dụng trong đông y từ 3000 năm trước Công nguyên. Nó được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông.

Các tác dụng dược lý như: Tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể,...đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu chứng minh.

9 lợi ích tuyệt vời của Nhân sâm:

  1. Nhân sâm có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá độ. Chống đỡ bệnh tật cho cơ thể, ngăn ngừa lão hóa duy trì tuổi thanh xuân.
  2. Nhân sâm giúp lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu, huyết áp thấp và các bệnh về tim và giúp cân bằng huyết áp, cải thiện năng lực tinh thần, tăng trí nhớ, chống suy sụp rối loạn thần kinh stress, tăng cường trí lực, sinh lực, phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường.
  3. Nhân sâm được sử dụng cho những trường hợp có liên quan đến stress. Nó có tác dụng giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn. Nhân sâm có tác dụng tốt cho người kiệt sức và giúp tăng sự tập trung.
  4. Nhân sâm có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới. Nó cũng được dùng như một loại thuốc hữu ích cho sức khỏe con người nói chung.
  5. Tăng tiết các dịch cơ thể, giảm cơn khát, ngừa bệnh tiểu đường.
  6. Thúc đẩy các quá trình sinh tổng hợp quan trọng, tăng cường khả năng miễn dịch, chống ôxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể chịu đựng và vượt qua các điều kiện bất lợi bên ngoài (nóng, lạnh, tia bức xạ, hóa chất độc hại).
  7. Bình thường hóa các chức năng hô hấp, chống lao và suyễn.
  8. Nâng đỡ hệ thống tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón.
  9. Giải độc, ngăn ngừa kích ứng da, viêm da và các bệnh về da.

Cách chế biến


Trong y học cổ truyền người ta phân biệt hai loại chính: Hồng sâm và Bạch sâm.

Hồng sâm: 

Chọn củ sâm to, nặng trên 37g, rửa sạch đất cát, cho vào nồi chưng chín trong khoảng 2 giờ, sau đó sấy hoặc phơi khô. Sau khi chế biến thì tinh bột có trong rễ bị chín và khi khô thì thể chất trong suốt nửa như sừng, có màu hồng mùi thơm, vị ngọt hơi đắng.

Bạch sâm (hoặc đường sâm): 

Những củ sâm không đủ tiêu chuẩn chế hồng sâm thì chế bạch sâm. Sau khi rửa sạch đất cát thì nhúng vào nước sôi vài phút, sau đó tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ không quá 60 độ. Dược liệu sau khi chế biến thì mặt ngoài màu trắng ngà, mềm, thường có tinh thể đường bám bên ngoài, mặt bẻ màu trắng ngà và xốp, mùi thơm, vị ngọt.

Ngoài ra còn có rất nhiều cách chế biến khác nữa như: Sinh sái sâm, đại lực sâm, tu sâm, trà sâm,....

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


13/12/18

Kim tiền thảo là gì? Tác dụng và cách dùng

Kim tiền thảo là gì?


Kim tiền thảo là một thảo dược miền núi được sử dụng trong Đông y từ xa xưa. Kim tiền thảo được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi mật,...

Kim tiền thảo có tên khoa học: Desmodium styracifolium, chúng thuộc chi Thóc lép hay chi Tràng của họ Đậu.

Tại Việt Nam chúng được gọi với khá nhiều tên khác nhau như: Cây vẩy rồng, cây mắt trâu, đậu vẩy rồng, đuôi chồn quả cong.

Đặc điểm:

Kim tiền thảo là thảo dược mọc thành bụi và bò dưới nền đất, lá thuộc họ Đậu và mặt bên dưới có rất nhiều lông nhám. Cụm hoa chùm mọc ở nách hay ở ngọn, có lông mềm màu hung hung, thường có lá ở gốc các hoa. Hoa màu hồng, xếp 2 – 3 cái một. Quả thõng, hơi cong hình cánh cung, có ba đốt.

Hinh-anh-kim-tien-thao
Hình ảnh kim tiền thảo

Phân bố:

Kim tiền thảo có nguồn gốc từ Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc. Tại Việt Nam chúng được tìm thấy tại các ngọn núi cao dưới 1000m thuộc các tỉnh miền núi như: Hà Tây, Lạng Sơn, Ninh Bình, Hải Phòng,...

Thành phần hóa học:

Kim tiền thảo có chứa polysaccharid, saponin triterpenic, các flavonoid như isovitexin, vicenin glycosid, isoorientin,...và các chất khác như desmodimin, desmodilacton, lupenon, lupcol, tritriacontan, acid stearic,...

Tất cả các bộ phận của cây đều có chứa dược chất hữu ích vì vậy chúng đều có thể làm thuốc được.

Tác dụng của Kim tiền thảo


Theo Đông y, Kim tiền thảo có vị ngọt, tính bình, công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm tiêu thũng bài thạch. Thường dùng chữa các bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi mật, sỏi tiết niệu, phù thũng do viêm thận, ung thũng,...

Các tác dụng cụ thể:

  • Điều trị sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi túi mật.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường niệu, viêm thận phù thũng.
  • Trị viêm gan vàng da.

Cách dùng


Kim tiền thảo có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y chữa các bệnh về sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang,...

Bài 1: Chữa sỏi ở đài bể thận

Nguyên liệu: 

Kim tiền thảo 20g, hoạt thạch 20g, cối xay 15g, mã đề 15g, sinh địa 15g, hạt chuối 15g, tỳ giải 10g, đương quy 10g, thạch vỹ 10g, hải kim sa 10g, bạch thược 10g, xuyên khung 10g, ngưu tất 10g, diệp hạ châu 10g, cam thảo 5g, trạch tả 12g.

Bài 2: Chữa sỏi ở niệu quản

Nguyên liệu: 

Kim tiền thảo 20g, hoạt thạch 20g, mã đề 10g, cỏ tranh 10g, hải kim sa 10g, thổ phục 10g, xuyên quy 10g, tang bạch bì 10g, bạch thược 10g, thục địa 15g, hạt chuối 15g, cỏ hàn the 15g, xuyên khung 8g, cam thảo 5g.

Bài 3: Chữa sỏi ở bàng quang

Nguyên liệu: 

Kim tiền thảo 20g, hoạt thạch 20g, cối xay 15g, hạt chuối 15g, tang bạch bì 10g, thạch vĩ 10g, tỳ giải 10g, xuyên quy 10g, ngưu tất 10g, diệp hạ châu 10g, sinh hoàng kỳ 10g, bạch linh 10g, kê nội kim 10g, cam thảo 5g.

Các phương thuốc trên ngày uống một thang thuốc, mỗi thang sắc 3 lần, mỗi lần đổ 600 ml sắc còn 400 ml, hòa chung, chia đều uống trong ngày. Thuốc này chữa được các loại sỏi: oxalate, urate, phosphate, cystin clin.

Trong đó: 

Kim tiền thảo, hải kim sa, thạch vĩ, hạt chuối, diệp hạ sâu, cỏ hàn the, kê nội kim bào mòn và làm tan sỏi.

Mã đề, cỏ tranh, trạch tả, cối xay, hoạt thạch, tăng bạch bì, tỳ giải, thổ phục linh trừ thấp nhiệt, lợi tiểu để đưa sỏi ra ngoài.

Bạch thược, xuyên khung, xuyên quy, hoàng kỳ, thục địa, cam thảo, ngưu tất có tác dụng bổ khí, huyết dẫn thuốc vào thận, bồi bổ cơ thể và phòng chống suy nhược cơ khi uống kim tiền thảo và các vị thuốc bào mòn sỏi.

Lưu ý: 

Phụ nữ có thai không dùng Kim tiền thảo.

Kết luận


Kim tiền thảo là một vị thuốc quý trong kho thảo dược miền núi của nước ta. Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều sản phẩm bào chế từ kim tiền thảo hay kim tiền thảo khô. Tuy nhiên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng các gian thương trà trộn và bán các mặt hàng không đảm bảo chất lượng hoặc làm ăn gian dối. Để mua sản phẩm quý vị nên đến các trung tâm dược liệu uy tín và được cấp phép kinh doanh các sản phẩm thảo dược.

Ngoài Kim tiền thảo còn rất nhiều loại thảo dược miền núi khác có tác dụng tốt trong quá trình điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi tiết niệu,....Quý vị có thể tham khảo các sản phẩm đó tại đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


12/12/18

Thục địa là gì? Tác dụng và cách dùng

Thục địa là gì? Đặc điểm và phân bố


Thục địa còn được gọi với tên Địa hoàng, Sinh địa, được biết đến là một vị thảo dược bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý.

Thục địa có tên khoa học: Rehmannia glutinosa, là loại cỏ thuộc chi Địa hoàng, họ hoa mõm chó.

Đặc điểm:

Thục địa là phần rễ của Địa hoàng, là cây cỏ, cao 20 – 30cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Rễ phình to thành củ. Lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, mọc tập trung thành hình hoa thị, mép khía răng tròn không đều. Gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới. Hoa hình ống, màu tím đỏ, mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt. Toàn cây có lông mềm.

Cay-dia-hoang
Cây Địa hoàng làm vị thuốc Thục sinh

Địa hoàng là cây thân thảo, có rễ củ dùng làm thuốc bổ, chống suy nhược cơ thể, bổ máu, lợi tiểu, làm sáng mắt.

Sinh địa là thân rễ phơi hay sấy khô của cây địa hoàng.

Thục địa được chế biến từ sinh địa theo dạng đồ, nấu chín. Thục địa được xem là thuốc chủ yếu để bổ thận.

Phân bố:

Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam chúng được tìm thấy ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai,...

Thành phần hóa học:

Thục địa chứa các thành phần dược chất như: B-sitosterol, mannitol, stigmasterol, campesterol, rehmannin, catalpol, arginine, glucose.

Tác dụng của Thục địa


Theo quan điểm Đông y, thục địa có vị ngọt, tính ôn, quy 3 kinh: Can, tâm, thận. Có tác dụng dưỡng âm, bổ thận, bổ tâm ích tủy, dưỡng huyết tư âm. Chủ trị các chứng huyết dư, phụ nữ kinh nguyệt không đều, chữa chứng can thận âm hư, tinh huyết hư,...

Với y học cổ truyền Thục địa chủ yếu để bổ thận, tráng dương, kiện gân cốt, là vị thuốc tốt nhất để dưỡng âm.

Y học hiện đại chứng minh được Thục địa có tác dụng hạ đường huyết, làm mạnh tim, hạ huyết áp, bảo vệ gan, lợi tiểu, cầm máu và tác dụng lên một số vi trùng nên có tác dụng kháng viêm,...

Cách dùng và bài thuốc hay từ Thụa địa


Trong y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc hay sử dụng Thục địa, dưới đây là một số bài thuốc hữu ích:

Bài thuốc bổ thận sinh tinh: 

Nguyên liệu:

  • Đỗ trọng 500g
  • Thục địa 100g 
  • Huỳnh tinh 100g
  • Nhục thung dung 50g
  • Kỷ tử 50g
  • Sinh địa 50g
  • Quy đầu 50g
  • Dâm dương hoắc 50g
  • Bắc kỳ 50g
  • Phòng đảng sâm 50g
  • Hắc táo nhân 40g
  • Cốt toái bổ 40g
  • Xuyên ngưu tất 40g
  • Xuyên tục đoạn 40g
  • Nhân sâm 40g
  • Đảng sâm 40g
  • Lộc giác giao 40g
  • Cam cúc hoa 30g
  • Đại táo 30 quả
  • Trần bì 20g

Chế biến:

Tất cả các vị thuốc trên đã được làm sạch và mang đi ngâm rượu để sử dụng dần.

Trị huyết áp: 

Mỗi ngày dùng Thục địa 20 – 30g liên tục trong 2 tuần sẽ cho kết quả tốt.

Trị tiểu đường: 

Sinh tân chỉ khát thang (kinh nghiệm): Đại Thục địa 12g, Thái tử sâm 16g, Sơn dược 20g, Ngũ vị tử 8g, mang đi sắc uống.

Trị hư suyễn:

Kim thủy lục quân tiễn (Cảnh nhạc toàn thư): Đương quy 12g, Thục địa 16g, Trần bì 6g, Bán hạ chế gừng 8g, Bạch linh 12g, Chích thảo 4g, tất cả đem sắc uống.

Kết luận:


Vị thuốc thục địa rất quan trọng trong những phương thuốc giúp bổ thận, bổ khí huyết, sinh tinh (nam giới), điều kinh (nữ giới), qua đó giúp người bệnh có thể có con, hồi phục sức khỏe.

Lưu ý:

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn không được sử dụng Thục địa.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com




11/12/18

Cây bạc hà và 6 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Cây bạc hà


Chi bạc hà có nhiều loại trong đó có 2 loại phổ biến là Bạc hà Âu và Bạc hà Á. Bạc hà được coi là loại thảo dược xưa nhất thế giới. Với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó là vị thuốc đã được sử dụng cách đây 10.000 năm về trước.

Chi Bạc hà danh pháp: Mentha là một chi cây có hoa trong họ Lamiaceae (họ Bạc hà). Các loài của nó không rõ ràng khác biệt và ước tính số lượng các loài khác nhau. Việc lai giữa một số loài diễn ra tự nhiên. Chi Bạc hà phân bố ở khắp châu Âu, châu Phi, châu Á, Australia, và Bắc Mỹ.

Đặc điểm:

Bạc hà Á là cây lâu năm thân thảo, cao từ 20 – 100cm. Lá đơn, mọc đối xứng, dài 2 – 6cm và rộng 1 – 2cm, có lông, viền lá có răng cưa thô. Hoa màu tím nhạt (đôi khi màu trắng hoặc hồng), mọc thành cụm trên thân, mỗi hoa dài 3 – 4mm.

Bạc hà Âu là cây cỏ sống nhiều năm, thường lụi tàn vào mùa đông. Thân vuông, mọc đứng hay mọc bò, chiều cao trung bình từ 30 – 100cm, có rễ mọc ra từ các đốt. Lá mọc đối, hình trứng, mép khía răng, dài 4 – 9cm và rộng 2 – 4cm, xanh đậm có lông cả hai mặt. Hoa nhỏ màu trắng hay tím hồng, tụ tập ở kẽ lá, tràng hình môi. Toàn cây có tinh dầu mùi thơm.

Hinh-anh-cay-bac-ha
Hình ảnh cây bạc hà châu Á và cây bạc hà châu Âu

Phân bố:

Chi bạc hà phân bố ở khắp các châu, từ châu Á, châu Âu cho đến châu Mỹ, châu Úc,...

Tại Việt Nam cây mọc tự nhiên ở khắp các tỉnh thành miền núi Bắc, Trung, Nam. Là một loại cây thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau nên ngày nay chúng được trồng khá phổ biến trong các vườn nhà dân.

Tác dụng của Bạc hà


Theo Đông y Bạc hà có vị cay, tính mát, có tác dụng chữa cảm mạo phong nhiệt, nhức đầu, viêm họng, đầy bụng do thực tích, đau mắt đỏ, mẩn ngứa, viêm loét ở miệng, lỵ...

Bạc hà có chứa nhiều chất menthol và thường được làm chất tạo gia vị trong trà bạc hà, kem, kẹo, kẹo cao su và kem đánh răng. Dầu bạc hà cũng được trộn vào xà phòng tắm, dầu gội đầu.

Tinh dầu bạc hà được dùng chữa chứng đau nửa đầu, điều trị sốt, và các bệnh về da.

Bạc hà kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng đi ngoài, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi.

6 lợi ích tuyệt vời của Bạc hà:

  • Lá bạc hà có tác dụng kích thích tiêu hóa, đồng thời giúp làm dịu dạ dày trong trường hợp bị sưng viêm.
  • Mùi thơm của lá bạc hà kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến tiết enzyme kích thích tiêu hóa, qua đó giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa.
  • Làm đẹp da: Nước ép lá bạc hà là một công cụ làm sạch da tuyệt vời. 
  • Mùi hương bạc hà rất hữu hiệu trong việc làm thông mũi, họng, phế quản và phổi cũng như giảm rối loạn hô hấp. Hương bạc hà còn giúp giảm ho.
  • Thường xuyên dùng lá bạc hà rất hữu ích cho bệnh nhân hen vì giúp thông đường hô hấp. 
  • Ngăn ngừa ung thư: Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy một số enzyme có trong lá bạc hà có thể giúp trị ung thư.

Các bài thuốc từ Bạc hà


Bạc hà góp mặt trong rất nhiều các bài thuốc dân gian cũng như trong Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc tiêu biểu:

Chữa cảm sốt: 

Dùng lá hay cả cây tươi (10-20g) cho vào 100ml nước sôi, đậy kín, hãm 10 phút, lấy hơi để xông, lấy nước uống nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi rồi lau sạch.

Chữa chảy máu cam: 

10g bạc hà tươi giã nhỏ, vắt lấy nước thấm bông gòn rồi cho vào hai lỗ mũi.

Chữa tưa lưỡi trẻ em: 

Rửa sạch lá bạc hà, cuốn vào đầu ngón tay, rà lên lưỡi vài lần trước khi cho trẻ bú.

Chữa ong, kiến đốt: 

10g bạc hà tươi, giã dập với vài hạt muối ăn, đắp lên chỗ bị đốt.

Chữa đầy bụng, đau bụng: 

Lá bạc hà khô (50g), tinh dầu bạc hà (50g), rượu nặng 90 độ (1000ml). Mỗi ngày uống nhiều lần, mỗi lần 5 – 10 giọt cho vào nước nóng để uống.

Kết luận


Bạc hà là vị thuốc cổ xưa nhất trên thế giới, chúng được ứng dụng trong Đông y từ rất lâu, ngày nay nó vẫn là một vị thuốc không thể thiếu trong y học cổ truyền. Đây là một vị thuốc rất lành và hầu như không có độc tính.

Ngày nay hương vị Bạc hà còn được làm hương liệu của các loại sản phẩm mang lại giá trị cao trong đời sống con người. Đặc biệt trong số đó có “Mật ong bạc hà”, đây là loại mật ong rừng rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm mật ong Bạc hà, quý bạn đọc nên tham khảo tại đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com



10/12/18

Hạt Ý dĩ là gì? Tác dụng và cách dùng

Hạt Ý dĩ là gì?


Hạt ý dĩ còn gọi là hạt Bo bo, thường được các bà mẹ mua về làm thực phẩm cho trẻ nhỏ. Hạt có nhiều tác dụng, là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon, ngủ sâu hơn.

Đặc điểm:

Ý dĩ là một loài thực vật nhiệt đới thân cao để lấy hạt trong họ Hòa thảo (Poaceae), có nguồn gốc Đông Á và Malaysia bán đảo nhưng được gieo trồng ở nhiều nơi trong ruộng, vườn như là một loại cây một năm.

Hinh-anh-hat-y-di
Hình ảnh hạt ý dĩ hay còn gọi là hạt bo bo

Hạt Ý dĩ khi chín được bao bọc trong cấu trúc hình ô van màu trắng trân châu và rất cứng. Nó được dùng như là các chuỗi hột trang sức để làm chuỗi tràng hạt, chuỗi hạt và các vật dụng khác. Một số thứ được thu hoạch như là một loại ngũ cốc và cũng được sử dụng trong y học tại một vài nơi tại châu Á.

Tại Việt Nam có 3 loại hạt Bo bo:

  • Bo bo tẻ (C. lacryma-jobi var. stenocarpa): Hạt bo bo tẻ sắc trắng, lớn hạt thường trồng làm thức ăn.
  • Bo bo cườm (C. lacryma-jobi var. puellarum): Giống này nhỏ hạt lại rất cứng, không dùng ăn mà chỉ dùng xâu hạt làm chuỗi, kết mành,...
  • Bo bo nếp (C. lacryma-jobi var. ma-yuen): Giống này lớn hạt, róc vỏ và được coi là quý nhất. Tương truyền Mã Viện đã đem hạt này từ Giao Chỉ sang Trung Hoa gây giống.

Thành phần hóa học:

Hạt Ý dĩ chứa cacbohydrat, protit, lipit và các acid amin như leucin, lysin, arginin, tyrosin…, coixol, coixenolid, sitosterol, dimethyl glucozit.

Tác dụng của hạt Ý dĩ


Được biết đến với nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ và của người mẹ, hạt ý dĩ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, trị sâu răng, phụ nữ khí hư, bạch đới,...

Một số tác dụng cụ thể:

  • Chữa viêm ruột và ỉa chảy kéo dài ở trẻ em, phù thũng, sỏi thận, tê thấp, nhức mỏi chân tay
  • Trị răng đau, răng sâu
  • Trị rối loại tiêu hóa ở trẻ, tiêu chảy kéo dài, đái đục
  • Trị tiêu chảy mạn tính
  • Phụ nữ khí hư, bạch đới
  • Trị tê thấp, đau lưng, mỏi khớp

Cách dùng


Sử dụng hạt ý dĩ ở dạng sống kết hợp với các loại thuốc mộc qua, ngưu tất, phòng kỷ, tử tô, cau giúp lợi thấp. Nếu sử dụng chung với các loại thuốc như xa tiền tử, phục linh, trạch tả,… sẽ chữa tiểu bất lợi, thủy thũng.

Sử dụng hạt ý dĩ đã sao lên chữa tỳ hư, phối dùng với bạch truật, phục linh, sơn dược sao, sao biển đậu, sao khiếm thực mễ…

Đối với những người bị bệnh phổi: 

Dùng ý dĩ làm thức ăn sẽ giúp chữa trị chứng nặng ngực, từ đó sẽ khạc đờm được ra, đồng thời khí quản nhánh nở rộng, nhờ vậy mà phổi sẽ dễ chịu hơn nhiều .

Người bị gân cốt gò bó, tiểu tiện không thông suốt:

Nấu ý dĩ lấy nước uống, không chỉ các trạng thái gân cốt co duỗi khó khăn gò bò mà cả việc tiểu tiện của bạn cũng trở lại hoạt động bình thường. Đặc biệt rất tốt cho trẻ em sơ sinh trong trường hợp trẻ em đái dắt, rôm sảy.

Hạt ý dĩ có thể trị mụn: 

Sử dụng 20 – 50g Ý dĩ sống, đem đi nấu dưới dạng cháo loãng, sử dụng sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, trị trứng mụn bọc, sưng tấy khó chịu.

Hạt ý dĩ thay sữa mẹ: 

Trước đây khi sữa bột, sữa tươi chưa có, mà trong trường hợp mẹ bị bệnh không thể cho con bú dòng sữa mẹ thì, việc đun nước ý dĩ lấy nước cho trẻ sơ sinh bú là điều rất bình thường, không chỉ vậy nó còn giúp chữa cam, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Đối với những người bị bệnh tỳ hư, khó tiểu tiện, chân và hai má bị phù: 

Nấu cháo ý dĩ để điều trị rất hiệu quả.

Ngoài ra, hạt ý dĩ còn có tác dụng trị ho và an thần, trị cảm cúm khi chúng ta nấu nước hạt ý dĩ để sử dụng.

Kết luận


Ý dĩ được coi là sản phẩm “Tốt cho mẹ và lành đối với con cái”, vì vậy chỉ cần sử dụng hợp lý là chúng ta đã có những bài thuốc tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ rồi.

Chúc các bạn có những kiến thức tuyệt vời trên blog!

Đừng quên tham khảo thêm các sản phẩm thảo dược tốt cho sức khỏe tại Thảo dược miền núi.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com



9/12/18

2 loại thảo dược miền núi chữa bệnh dạ dày an toàn, tốt hơn thuốc tây

Chữa bệnh dạ dày bằng thảo dược miền núi


Chữa bệnh dạ dày bằng thảo dược là một phương pháp an toàn hiệu quả được ứng dụng trong Đông y từ lâu. Trong số đó có 2 loại thảo dược miền núi chữa bệnh dạ dày an toàn, hiệu quả mà bạn nên biết.

Hiện nay các phương pháp chữa bệnh dạ dày bằng Tây y cũng mang lại hiệu quả tốt nhưng tác dụng phụ của thuốc tây cũng nhiều. Vì vậy, nhu cầu sử dụng thảo dược để điều trị căn bệnh khó chịu này là rất cao.

2 loại thảo dược miền núi chữa bệnh dạ dày an toàn, hiệu quả


Nói về thảo dược chữa bệnh dạ dày trong Đông y có rất nhiều như: Lá trầu không, lá tía tô, lá mơ lông, lá ổi non,...Đây là những loại thảo dược thông thường, được tìm thấy phổ biến ở mọi miền của tổ quốc và được sử dụng trong Đông y từ lâu.

Hôm nay tôi muốn đề cập đến 2 loại Thảo dược miền núi, được các anh em đồng bào dân tộc vùng cao sử dụng trong chữa các bệnh liên quan đến dạ dày, đó là: Kê huyết đằng và Lá khôi tía.

Kê huyết đằng:

Cây kê huyết đằng là cây thuốc quý, dạng dây leo, thân dài đến 10m, có vỏ ngoài màu hơi nâu. Lá kép gồm 5 - 7 hoặc 9 lá chét. Cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15 - 20cm. Hoa màu đỏ dài 15mm, xếp rất sít nhau. Dây vỏ mịn vàng, quả màu đỏ nâu dài 12cm, có 36 hạt. Chặt cây có nhựa chảy ra màu đỏ như máu. Khi khô, tiết diện cây có nhiều vòng đen do nhựa khô lại.

Ke-huyet-dang-chua-dau-da-day
Kê huyết đằng chữa đau dạ dày an toàn, hiệu quả

Bộ phận dùng: Thân dây của cây này sau khi bỏ hết cành lá.

Phân bố:

Loại cây này thường chỉ mọc ở những khu rừng đại ngàn ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn…

Thành phần hóa học:

Trong Kê huyết đằng có Milletol. Trong rễ, vỏ và hạt có Glucozit, Tannin, chất nhựa.

Bài thuốc chữa bệnh dạ dày từ Kê huyết đằng:

Bài 1: Kê Huyết đằng từ 16 đến 20g. Sắc nước, hoặc ngâm rượu uống, có thể dùng dây nấu cao đều được.

Bài 2: Kê Huyết Đằng, Rau má (khô), Hoài sơn, Hà thủ ô đỏ, Đỗ đen (sao), Ý dĩ, Cam thảo dây mỗi thứ 12g, Đảng sâm 16g. Sắc uống 1 ngày 1 thang sẽ rất đỡ.

Lá khôi tía:

Cây khôi là 1 loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao từ 1,5 đến 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh, hoặc không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá.

Cay-khoi-tia-chua-dau-da-day
Cây khôi tía, thần dược cho người mắc bệnh dạ dày cấp và mãn tính

Lá mọc so le, phiến đá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, dài từ 25 đến 40cm, rộng từ 6 đến 10cm, mặt trên màu tím, gân lá hình mạng lưới.

Hoa mọc thành chùm, dài từ 10 đến 15cm, hoa rất nhỏ, đường kính từ 2 đến 3mm, màu trắng pha hồng tím, 5 lá đài và 5 cánh hoa.

Quả mọng, khi chín thì màu đỏ.

Cây khôi có nhiều loại, nhưng thường có 2 loại lá khôi được dùng làm thuốc chữa các bệnh về dạ dày là Khôi tía và Khôi trắng.

Khôi Tía là: Có 1 mặt lá trên màu xanh như nhung, mặt dưới có màu tím tía.

Khôi Trắng là: Hai mặt lá đều màu xanh, mặt dưới không có màu tím.

Phân bố:

Cây khôi thường mọc hoang tại những khu rừng rậm miền thượng du các tỉnh miền Bắc nước ta như: Lao Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang…và các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam…

Thành phần hóa học:

Sau khi nghiên cứu chi tiết và qua các thí nghiệm sơ bộ tại Viện đông y và Bộ môn dược lý của Trường đại học y dược công bố: Trong lá Khôi tía có chất Tanin và Glucozit. Đây là 2 chất chủ yếu có tác dụng tốt trong việc phòng, ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.

Bài thuốc chữa dạ dày từ Lá khôi tía:

Ngày uống 40 - 80g sắc với 1,5 lít nước trong khoảng thời gian 20 phút, chắt nước và uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.

Nếu dùng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.

Đặc biệt, lá khôi tía kết hợp với các dược liệu như nghệ vàng, ô tặc cốt, hồi đầu thảo, phục linh, ý dĩ, sa nhân, cam thảo… có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính.

Kết luận


Ngoài 2 loại trên còn có rất nhiều thảo dược miền núi khác được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Để tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm đó, quý bạn đọc có thể tham khảo tại đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com




8/12/18

Mướp đắng rừng giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Mướp đắng rừng


Mướp đắng rừng hay còn gọi là trái khổ qua rừng, một loại cây mọc khắp ở các sườn đồi, sườn núi ở nước ta. Mướp đắng rừng là một thực phẩm ngon, được ưa chuộng và cũng là một vị thuốc nam tuyệt vời.

Hinh-anh-trai-kho-qua-rung
Hình ảnh trái khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng rừng

Tuy là một loại quả có vị đắng, khá khó ăn, nhưng lại được các bà nội trợ tin dùng bởi dược chất chứa trong mướp đắng rất tốt cho những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp và những người mắc bệnh tiểu đường.

Mướp đắng có 2 loại, một là mướp đắng rừng và loại còn lại là mướp đắng nhà, chúng ta cần phải biết cách phân biệt 2 loại này bởi công dụng của chúng là khác nhau.

Phân biệt mướp đắng rừng và mướp đắng nhà


Để phân biệt 2 loại này với nhau khá đơn giản. Tuy là cùng họ, cùng loài nhưng quả mướp đắng rừng có kích thước quả nhỏ hơn rất nhiều so với mướp trồng dưới xuôi, tuy nhiên vị đắng của nó lại cao hơn rất nhiều.

Loại quả này thường được người dân vùng cao hái về dùng làm rau ăn hàng ngày.

Ngày nay, nhu cầu sử dụng mướp đắng rừng làm thuốc tăng cao, người dân vùng cao đi hái quả về thái mỏng phơi khô để làm thuốc. Sản phẩm phơi khô có thể dùng hãm với nước sôi hoặc đun nước uống hàng ngày.

Trà mướp đắng rừng khô có thể nói là “thức uống vàng” cho sức khỏe.

Tác dụng của Khổ qua rừng


Thành phần hóa học

Trong quả khổ qua có chứa hoạt chất glucozit đắng gọi là momocdixin, đặc biệt nó có chứa hàm lượng vitamin B1, C, betain, protein khá cao.

Trong Đông y khổ qua có vị đắng, tính mát, tác dụng đến huyết áp, gan, ổn định đường huyết.

Một số tác dụng cụ thể:

  • Ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
  • Hạ huyết áp
  • Giúp mát gan, hạ men gan
  • Giúp thanh nhiệt, giải độc
  • Giảm mỡ máu

Cách dùng


Dùng tươi: 

Dùng lá, dây hoặc quả nấu canh ăn hàng ngày như các loại thực phẩm thông thường.

Dùng khô: 

Lá, quả đem phơi để sử dụng.

Liều dùng: 

Sử dụng 20g một ngày dưới dạng nước sắc hoặc hãm nước sôi để uống.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com



7/12/18

Những bài thuốc quý từ cây cỏ mực

Những bài thuốc quý từ cây cỏ mực


Trong Đông y cỏ mực là thảo dược, vị thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc quý như: Trị băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu,...

Hinh-anh-cay-co-muc
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nhồi, cây nhọ nồi

Đối với những người dân ở các vùng nông thôn của Việt Nam thì cỏ mực không hề xa lạ gì. Dân gian thường gọi chúng là cây nhọ nồi hay cây nhọ nhồi, chúng thường xuyên được sử dụng trong việc cầm máu ngoài như đứt tay, đứt chân,...

Cỏ mực có vị chua, ngọt, tính hàn và không độc. Dưới đây là một số bài thuốc quý từ cây cỏ mực mà ai cũng nên biết:

Thuốc điều trị chảy máu dạ dày, chảy máu cam: 

Cỏ mực khô 20g, lá sen khô 10g, cây huyết dụ 15g sắc với 1,2 lít nước uống trong ngày.

Điều trị tóc bạc sớm: 

Dùng để uống: Cây nhọ nồi khô 20g, hà thủ ô 30g sắc nước uống hàng ngày.

Dùng bôi ngoài da: Nhọ nồi tươi giã lấy nước, trộn với tinh dầu dừa đắp vào nơi tóc bị bạc.

Thuốc sát trùng cầm máu:

Lấy 10g cây tươi giã nát đắp vào vết thương chảy máu, lấy băng dính cố định lại. Khoảng 10 phút vết thương sẽ được cầm máu.

Trị sốt xuất huyết nhẹ:

Bài 1: Lá tre 20 gram, hạ khô thảo 20 gram, rễ cỏ tranh 16 gram, cỏ nhọ nồi 16 gram, trắc bá diệp 16 gram sắc vừa đủ 100 ml, uống trong ngày.

Bài 2: Kim ngân hoa 20 gram, liên kiều 12 gram, hoàng cầm 12 gram, rễ cỏ tranh 20 gram, cỏ nhọ nồi 16 gram, hoa hòe 16 gram, chi tử 8 gram. Nếu khát nước, thêm huyền sâm, sinh địa mỗi thứ thêm 12 gram, sốt cao thêm tri mẫu khoảng 8 gram.

Chữa đái ra máu: 

Cỏ mực 30g, cây mã đề 30g. Cả hai thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (hoặc say bằng máy sinh tố), còn chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.

Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: 

Cỏ mực 15g, lá trắc bá diệp 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 7 ngày.

Điều trị bệnh trĩ ra máu: 

Một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Trị rong kinh: 

Nếu bệnh nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống.

Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Tìm hiểu về cây cỏ mực


Cỏ mực trong Đông y gọi là Hàn liên thảo, trong dân gian biết đến tên: Cây nhọ nồi, cây nhọ nhồi. Nó là thực vật có hoa và thuộc họ Cúc.
Đặc điểm:
Là cây cỏ mọc hoang dại ven đường, bờ ao, bờ rào hay những khu vực ven ruộng canh tác. Cây nhọ nồi thân thảo cao từ 15 – 30cm, thân cây có màu đỏ tía. Lá mọc đối, hình mũi mác, hai mép có khía răng rất nhỏ, có lông mọc cả 2 mặt lá. Đặc biệt khi vò lá hoặc thân cây có màu xanh nhạt, sau đó đợi khoảng 2 – 5 phút nhựa cây sẽ chuyển sang màu đen như mực.

Phân bố:

Là cây cỏ dại nên được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh, khu vực đồng bằng Việt Nam.

Thành phần hóa học:

Trong cây nhọ nhồi có chứa alcaloid: ecliptin, nicotin và coumarin lacton là wedelolacton.

Kết luận


Cây nhọ nhồi tuy là cây mọc dại nhưng lại có nhiều tác dụng tuyệt vời. Tôi nhớ một bác sĩ người nhật từng nói “Người Việt Nam đang chết trên đống thuốc”. Ý chỉ rằng xung quanh ta có quá nhiều vị thuốc quý nhưng lại không biết đến hoặc không tận dụng hết được lợi ích từ các vị thuốc đó. Cỏ mực là một vị thuốc quá quen thuộc nhưng lại ít ai biết được nó có nhiều tác dụng tuyệt vời đến vậy.

Ngoài ra trong dân gian còn lưu truyền một bài thuốc sử dụng cây cỏ mực cùng với thịt cá lóc (cá sộp, cá quả) để chữa bệnh suy thận mãn tính. Tuy chưa được kiểm nghiệm về mặt khoa học nhưng đó cũng là một cứu cánh cho những bệnh nhân suy thận mãn. Các cụ đã nói “May thầy phước chủ”, biết đâu cơ địa phù hợp với thuốc thì bệnh sẽ được chữa khỏi.

Tuy nhiên các bạn vẫn phải sử dụng cả Đông – Tây y kết hợp. Vừa sử dụng các bài thuốc dân gian, vừa sử dụng các phương pháp điều trị khoa học hiện đại thì mới đem lại kết quả tốt được.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com



6/12/18

Cây dừa cạn – Thảo dược tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Cây dừa cạn


Cây dừa cạn là một trong số những cây cảnh được ưa chuộng bởi hoa của chúng rất đẹp và nhiều màu sắc. Ngoài giá trị làm đẹp, trong Đông y cây dừa cạn cũng được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh rất tốt. 

Hinh-anh-cay-dua-can
Hình ảnh cây dừa cạn

Đặc điểm:

Cây dừa cạn có nhiều tên gọi khác nhau theo từng vùng miền như: Hoa tứ quý, cây bông dừa, cây dương giác, trường xuân hoa hay cây hải đằng.

Dừa cạn thuộc cây thân thảo, mọc thành bụi nhỏ và thường có màu xanh, cao tới 1 m, phân cành nhiều.

Các lá có dạng hình ô van hay thuôn dài, kích thước 3 – 10cm dài và 1 – 4cm rộng, lá xanh bóng, với gân lá giữa nhạt màu hơn và cuống lá ngắn (dài 1 – 2cm), mọc thành các cặp đối nhau.

Hoa có màu từ trắng tới hồng sẫm với phần tâm có màu đỏ hơn, ống tràng dài 2 – 3cm, tràng hoa đường kính 2 – 5cm có 5 thùy tương tự như cánh hoa.

Quả là một cặp quả đại dài 2 – 4cm, rộng 3 mm chứa 10 – 20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng.

Phân bố:

Trong tự nhiên, nó là loài nguy cấp, nguyên nhân chính của sự suy giảm là sự phá hủy môi trường sống do kiểu canh tác nông nghiệp dựa trên việc chặt cây và đốt rừng để lấy đất làm nương rẫy.

Tuy nhiên, là một loại cây có khả năng thích nghi tốt với nhiều loại điều kiện khí hậu nên chúng được nhân giống và gieo trồng khá phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới.

Tại Việt Nam chúng được trồng làm cảnh rất nhiều bởi hoa cây dừa cạn vừa đẹp lại vừa có nhiều màu sắc bắt mắt.

Thành phần hóa học:

Lá cây dừa cạn chứa các ancaloit như serpentin, ajmalin, ajmalicin, catharanthin, catharanthinol, vindolin, vindolicin, vincaleucoblastin, leurocin.

Tác dụng của cây dừa cạn trong điều trị bệnh


Hợp chất ancaloit trong cây dừa cạn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Các nhà khoa học đã chứng minh hoạt chất ancaloit này có tác dụng ổn định đường huyết, điều trị tiểu đường và bệnh ung thư.

Y học cổ truyền Việt Nam sử dụng cây dừa cạn trong các bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh máu trắng và giúp thông tiểu.

Y học cổ truyền trung hoa sử dụng chúng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh sốt rét.
Một số tác dụng cụ thể được nghiên cứu, chứng minh bằng khoa học hiện đại:

  • Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, u bướu 
  • Trị u xơ tuyến tiền liệt
  • Trị mệt mỏi, đau nhức xương khớp.
  • Hỗ trỗ điều trị bệnh tiểu đường, đường huyết cao
  • Điều trị bệnh huyết áp cao
  • Giúp an thần, điều trị bệnh mất ngủ
  • Hiệu quả đối với bệnh nhân bị bệnh bạch cầu (Bệnh máu trắng)
  • Trị bệnh trĩ

Cách dùng


Dùng cho bệnh nhân tiểu đường: 

  • Dừa cạn 10g 
  • Cây dây thìa canh 20g 
  • Nước sạch 1 lít. 

Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc cạn nước còn 3 bát chia 3 lần uống trong ngày (Uống sau bữa ăn 15 – 20 phút).

Dùng cho bệnh nhân máu trắng: 


Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc với 1,5 lít nước, sắc cạn còn 700ml chia 3 lần, uống sau bữa ăn 30 phút.

Lưu ý quan trọng:

Không sử dụng cây dừa cạn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com




5/12/18

Tác dụng và cách dùng Tam thất nam hiệu quả

Tam thất nam, đặc điểm và phân bố


Tam thất là một sản phẩm thảo dược quý và có nhiều tác dụng. Tam thất có 2 loại: Tam thất nam và Tam thất bắc. Tam thất nam được ít người biết đến hơn, tuy nhiên trong Đông y nó lại có một vị trí và vai trò khá quan trọng trong điều trị các chứng bệnh về xương khớp, điều hòa kinh nguyệt, trị băng huyết ở phụ nữ, Cải thiện trí nhớ,...

Hinh-anh-cay-tam-that-nam
Hình ảnh cây tam thất nam

Đặc điểm:

Nhiều người thường quan niệm tam thất bắc và tam thất nam đề là một. Tuy nhiên đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi họ chưa hiểu rõ về đặc điểm cũng như những dược tính là 2 loại này mang lại là hoàn toàn khác nhau.

Tam thất nam còn được gọi với nhiều cái tên như: Tam thất gừng, khương tam thất, ngải nam ông,...Chúng thuộc họ gừng.

Về đặc điểm thì tam thất nam khác hoàn toàn so với tam thất bắc. Đây là loại cây thảo nhưng không có thân, chúng thường mọc thành cụm, thành khóm giống như cây gừng. Phần rễ dày bao quanh bởi những vết lá đã rụng. Củ nhỏ và xếp thành từng chuỗi và có rễ con dạng sợi. Lá mọc rời, có từ 3 – 5 lá, cuống lá dài. Phiến lá thon dài có phần đầu nhọn, màu lục hoặc màu lục pha màu tím, màu tía. Mép lá nhẵn và lượn sóng.

Củ tam thất gừng thường có hình trứng hoặc hình thuôn một bên. Phần vỏ củ có màu trắng vàng nhạt. Bên trong thịt củ có màu trắng ngà. Thịt có vị cay và nóng giống như gừng.

Để biết đặc điểm của Tam thất bắc các bạn đọc thêm bài viết dưới đây:

Tác Dụng Của Tam Thất Bắc Đến Sức Khỏe

Phân bố:

Hiện nay, Tam thất nam được trồng nhiều tại: Tây Nguyên, Lào Cai, Hòa Bình,...

Thành phần hóa học:

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tam thất nam có những thành phần như: Acid oleanolic, Saponin triterpen, Prolin, Histidin, Lysin, Cystein,...

Tác dụng của Tam thất gừng


Về mặt dược tính, tam thất gừng và tam thất bắc cũng hoàn toàn khác nhau, tác dụng đến sức khỏe cũng khác nhau. Dưới đây là một số tác dụng cụ thể của tam thất gừng:

  • Cải thiện tình trạng chảy máu cam
  • Chữa đau nhức xương, khớp
  • Chữa trùng độc, rắn cắn
  • Điều hòa kinh nguyệt, trị băng huyết ở phụ nữ
  • Giúp cầm máu, tiêu sưng
  • Trị bệnh phong thấp
  • Trị các bệnh về mắt
  • Điều trị bệnh bạch cầu cấp và mãn tính
  • Điều trị đau thắt ngực do động mạch vành
  • Chống stress, cải thiện và tăng cường trí nhớ

Cách dùng Tam thất nam


Có nhiều phương pháp để sử dụng Tam thất nam hiệu quả. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 3 cách sử dụng chính:

Cách 1:

Thái nhỏ củ tam thất, sau đó rửa sạch rồi đem đi sắc nấu lấy nước dùng để uống như uống trà. Một ngày uống 3 lần.

Cách 2:

Ngâm rượu tam thất nam, sau khoảng 1 tháng có thể dùng được.

Cách 3:

Tán nhuyễn tam thất thành bột để pha nước uống hoặc đem đắp lên vùng da bị mụn nhọt. Hoặc bạn có thể hòa bột tam thất với mật ong dùng trước khi ăn vào buổi sáng sẽ giúp cải thiện tình trạng đau bao tử.

Tam thất nam là loại dược liệu tốt cho phụ nữ sau sinh có thể điều hòa khí huyết, mệt mỏi, kém ăn.

Lưu ý quan trọng: 

Người thiếu máu không nên sử dụng loại dược liệu này.

Kết luận


Sản phẩm Tam thất nam cũng có khá nhiều tác dụng tuyệt vời đến sức khỏe. Đây là một trong những thảo dược miền núi chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh.

Để tham khảo thêm các sản phẩm thảo dược miền núi 100% tự nhiên, chất lượng, uy tín, đảm bảo mời quý vị bạn đọc tham khảo tại đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com



4/12/18

Nấm bạch chi và tác dụng

Nấm bạch chi là gì


Nấm bạch chi thuộc một trong số “Lục sắc chi” mà Đông y sử dụng để điều trị và chữa bệnh. Bạch chi còn được biết đến với tên: Linh chi trắng hay Ngọc chi. Cũng giống như 5 loại linh chi thượng phẩm khác, Linh chi trắng cũng thuộc họ nấm lim.

Hinh-anh-nam-bach-chi
Hình ảnh nấm bạch chi còn gọi là nấm linh chi trắng

Đặc điểm:

Ngọc chi có mũ hình bán nguyệt, thường mọc trên các cây tùng, cây gỗ lim hoặc những cây lá kim khác trong rừng già, rừng nguyên sinh. Mũ nấm có màu xám, thịt nấm có màu trắng nên được gọi là Linh chi trắng. Hình dạng nấm nhìn giống như móng ngựa, cây to có thể nặng đến vài kilogam.

Phân bố:

Cũng như các loại nấm lim khác, Bạch chi được tìm thấy tại các khu rừng già, rừng nguyên sinh với số lượng hạn chế.

Thành phần hóa học:

Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan. Đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm 5 – 8 lần.

Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calcium,...

Tác dụng của nấm Bạch chi


Bạch chi có vị cay, tính bình tác dụng ích phế khí, tăng cường trí nhớ.

Trong Đông y nấm linh chi trắng dùng để làm thuốc chữa những chứng bệnh về ho, bổ phế làm thông mũi, mát họng, giúp tinh thần sảng khoái, an thần.

Trong "Thần nông bản thảo" xếp Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm. Trong "Bản thảo cương mục" coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày).

Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ.

Một số tác dụng cụ thể của Bạch chi:

Tác dụng chống khối u 

Nhờ các hoạt chất triterpenes ngăn ngừa sự xâm lấn của các khối u ác tính. Polysaccharides sẽ tăng cường chức năng miễn dịch, tiêu diệt tế bào ác tính. Sử dụng nấm linh chi phòng bệnh ung thư được đánh giá mang đến hiệu quả tốt.

Trị ho, suyễn, nghẹt mũi

Ngoài việc tăng cường chức năng miễn dịch, ganoderma còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp chống lại các loại vi khuẩn và virut thường gặp như HSV-1, HSV-2, vi rút cúm, viêm miệng,…

Tim đập nhanh loạn nhịp, hay sợ hãi

Linh chi trắng có tác dụng làm loãng máu, bởi vậy loại nấm này có thể được sử dụng để trị huyết áp cao và chứng kích động.

Tứ chi không có lực

Nấm linh chi giúp cơ thể sản sinh ra hợp chất hữu cơ thành steroid. Điều này có nghĩa nó có thể giúp đẩy nhanh trạng thái đồng hóa, giúp cơ thể tái cơ cấu và củng cố, phát triển các cơ bắp.

Tăng testosterone

Bạch chi giúp ngăn chặn một loại enzyme chuyển đổi hormone testosterone thành dihydrotestosterone, lưu lại nhiều testosterone hơn trong cơ thể, qua đó tăng chức năng sinh dục.

Ngoài ra Nấm linh chi còn có tác dụng để chữa bệnh mất ngủ, đãng trí. Các loại hormone có trong loại nấm này có thể trị sạm nám, cho da mặt thêm mịn.

Nấm linh chi trắng còn có thể chế biến thành những hạt nhỏ để dùng dần hoặc dùng kết hợp với những loại thuốc khác, Axit ganoderic trong nấm linh chi giúp trị các chứng bệnh liên quan đến gan.

Kết luận


Bạch chi cũng giống như các loại nấm lim khác đều có tác dụng ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, giá thành của nó cũng khá cao bởi sự khan hiếm nguồn cung.

Hiện nay, ngoài việc sử dụng 6 loại Nấm linh chi để điều trị các căn bệnh quái ác như ung thư, tiểu đường thì trên thế giới cũng đã có thêm một loại nấm linh chi thứ 7 có công dụng tương tự nhưng giá thành rẻ hơn rất nhiều “lục sắc chi”. Đó chính là “Nấm linh chi sừng hươu”, một loại linh chi có nguồn gốc từ Hàn quốc.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm nấm linh chi sừng hươu, các bạn có thể tham khảo tại đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com