Bồ công anh
Cây Bồ công anh được sử dụng từ rất lâu trong các bài thuốc dân gian, y học cổ truyền với nhiều tên gọi: Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo, Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đại đinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo, Bồ anh, cổ đính, Thiệu kim bảo, Ba ba đinh, Địa đinh thảo, Bát tri nại, Bạch cổ đinh., Nhĩ bản thảo (Tục Danh), Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Hoàng hoa lang thảo, Mãn địa kim tiền, Bột Bột đinh thái (Hòa Hán Dược Khảo), Hoàng hoa địa đinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Đặc điểm:
Bồ công anh thuộc loại cây thân thảo họ Cúc, sống 1 đến 2 năm.
Bồ công anh, vị thuốc quý không phải ai cũng biết |
Thân không lông, cao từ 60 – 200 cm, thân thường đơn hoặc trẻ nhánh ở phần trên.
Các lá phía dưới không lông, lá đơn mọc cách. Phiến lá thuôn dài hoặc dạng hình mũi mác, đầu lá nhọn, cuống lá thường ngắn. Mép lá nguyên hoặc xẻ thùy hoặc có răng cưa thô to. Mặt trên phiến lá màu xanh lục, mặt dưới xanh xám.
Hoa mọc ở đầu ngọn, đầu cành. Hoa tự hình chùy, đầu cụm hoa rộng khoảng 2 cm, cuống dài 10 – 25 mm, mọc thẳng.
Quả bế hình elip, phẳng, màu đen, kích thước quả dài 4 – 5mm, rộng 2mm.
Phân bố:
Bồ công anh là loại cây cỏ mọc hoang nhiều ở ven đường, các triền đồi, núi có độ cao trung bình hoặc thấp, rất ít khi được trồng. Chúng phân bố ở khắp các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, ngoài ra chúng còn được tìm thấy tại Đông Siberi, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,....Tại Việt Nam cây bồ công anh mọc nhiều tại các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,....
Thành phần hóa học:
Bồ công anh có chứa các hoạt chất:
- Taraxasterol, Choline, Inulin, Pectin (Trung Dược Học).
- Fructose (Power F B và cộng sự C A, 1913, 7: 13523).
- Sucrose, Glucose (Belaev V F và cộng sự, C A, 1975, 51: 11495c).
Tác dụng ít biết tới của cây Bồ công anh
Theo quan điểm Đông y Bồ công anh có tính vị:
- Vị ngọt, đắng, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Vị ngọt, tính bình, không độc (Tân Tu Bản Thảo).
- Vị hơi đắng, tính hàn (Đông Viên Dược Tính Phú).
- Vị ngọt, tính bình, hơi hàn (Bản Thảo Thuật).
- Vị đắng, ngọt, tính hàn (Dược Tính Công Dụng).
Quy vào kinh:
- Vào kinh Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
- Vào kinh Can, Vị (Trấn Nam Bản Thảo).
- Vào kinh Dương minh Vị và Thái âm Phế (Bản Thảo Giảng Nghĩa Bổ Di).
Tác dụng chính của vị thuốc này là: Thanh nhiệt, giải độc, tán sưng tiêu ung (đặc hiệu trị vú sưng đau).
Chủ trị các chứng bệnh: Đinh nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, nhiễm trùng đường tiểu, amidal viêm cấp tính.
Trong y học cổ truyền Việt Nam Bồ công anh là một vị thuốc dân gian để chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu. Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
Cách dùng trị bệnh
Trị tuyến sữa viêm cấp tính: Bồ công anh 32g, Qua lâu, Liên kiều mỗi thứ 20g, Bạch chỉ 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Bồ công anh tươi giã nát đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đinh nhọt, sưng độc phát sốt, lở loét ngoài da, đỏ mắt do phong hỏa: Bồ công anh 20g , Dã cúc hoa, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Cam thảo sống 1,20g. Sắc uống.
Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ: Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, Đơn sâm mỗi thứ 12g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt đỏ sưng đau (do Can hỏa bốc lên): Bồ công anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dày: Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi lần uống 1 – 2g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liên Hệ Mua Hàng
Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét