2/10/18

Cây Dây Đau Xương Chữa Bệnh Xương Khớp Hiệu Quả

Cây Dây Đau Xương Chữa Bệnh Xương Khớp


Cây dây đau xương là một trong những thảo dược chữa xương khớp tuyệt vời nhất trong số các Thảo dược miền núi. Từ lâu đồng bào dân tộc tây bắc đã sử dụng dây đau xương để điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp.

Cây Đau Xương


Cây đau xương hay còn gọi là “Khoan cân đằng”, là một loài thực vật có hoa trong họ Biển bức cát. Tên gọi "Dây đau xương" vì người ta dùng cây này để chữa bệnh đau xương. "Khoan cân đằng" là tên của loại cây này trong tiếng Trung Quốc, cũng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.

Cay-day-dau-xuong-chua-benh-xuong-khop
Cây dây đau xương chữa bệnh xương khớp cực kì hiệu quả

Đặc điểm:

Dây đau xương là một loại cây leo, dài 7-8m, có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn, có bì không sần sùi, mang lông.

Lá có lông, nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt, phiến lá hình tim, phía cuống tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10–12 cm, rộng 8 – 10 cm, có 5 gân rõ, toả hình chân vịt.

Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy chùm tụ lại, chùm dài chừng 10 cm, có lông măng, màu trắng nhạt.

Quả hạch, khi chín có màu đỏ, có dịch nhầy, hạch hình bán cầu, mặt phẳng của bán cầu hõm lại. Mùa quả ở miền Bắc vào khoảng tháng 3 – 4.

Phân bố:

Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, miền núi cũng như miền đồng bằng. Loại cây này cũng có mọc cả ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Cây mọc rất khỏe. Một mẩu thân trồng trong vòng 2 năm cho tới 20 kg vừa thân vừa lá. cắt lấy thân về cắt ngắn thành từng đoạn dài 20–30 cm rồi phơi hay sấy khô. Có thể dùng lá. Thường dùng tươi, mùa thu hái quanh năm.

Thành phần hóa học, tính vị của cây Dây Đau Xương:

Dây Đau Xương có chứa nhiều Ancaloit. Chất này có tác dụng dược lý đặc thù. Đặc biệt là đối với hệ thần kinh để chống viêm và giảm đau do thoái hóa.

Tính vị: Dây Đau Xương có vị đắng, tính mát.

Tác Dụng Dây Đau Xương Trong Đông Y


Dây đau xương được sử dụng như một nguyên liệu dược trong Đông y để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người. Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc bổ.

Theo kinh nghiệm dân gian thì dùng dưới hình thức thuốc uống hay thuốc xoa bóp sẽ có tác dụng tốt nhất.

Các Bài Thuốc Từ Dây Đau Xương


Có rất nhiều bài thuốc chữa xương khớp từ dây đau xương. Dưới đây là 3 bài thuốc thông dụng nhất.

Bài thuốc 1: Đau đầu gối do ngã tổn thương hoặc đi chạy nhiều

Dùng lá Dây đau xương giã nát chế rượu (hoặc giấm hay nước tiểu trẻ em) vào. Vắt lấy nước cốt uống, bã thì chưng nóng bóp và đắp vào chỗ đau.

Bài thuốc 2: Chữa đau đầu gối do thận hư yếu

Dây đau xương 12g, cẩu tích 20g, củ mài 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, củ mài 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống.

Bài thuốc 3: Đau đầu gối do phong thấp, thoái hóa

Dùng Dây Đau Xương, Bưởi Bung, Đơn Gối Hạc, Cỏ Xước, Gấc (rễ), mỗi vị 20-30g sắc uống.
Ngoài việc dùng cây Dây Đau Xương, bạn nên có chế độ dinh dưỡng và tập các bài tập đơn giản để chữa đau đầu gối hiệu quả.

Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm các loại thảo dược chữa xương khớp hiệu quả tại:

Cốt Toái Bổ Có Tác Dụng Gì?

Tuyệt Chiêu Chữa Xương Khớp Bằng Tầm Gửi Nghiến

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét