6/10/18

Hạ Men Gan Bằng Lá Cơm Kìa

Lá Cơm Kìa


Lá cơm kìa còn được biết đến với tên Lá đắng hay Kim thất tai, nhiều nơi còn gọi với cái tên lá Mật vịt, lá Khôm kìa....Đây là một loại thảo dược có khá nhiều công dụng trong y học cổ truyền.

Đặc Điểm Và Phân Bố Lá Đắng


Cũng như nhiều loại thảo dược khác, nhận biết được đặc điểm và phân bố của nó chính là cách giúp mọi người khi mua không bị nhầm lẫn giữa các loại thảo dược chuẩn và thảo dược giả.


Đặc điểm:

Cây Cơm kìa là một loại thảo dược, thân gỗ, có thể cao 60 – 90cm. Lá kép hình lông chim lẻ, màu xanh, mọc so le, dài 7 – 10 cm, hình trái xoan hẹp, rộng 2 – 5cm, gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn.

La-com-kia-ha-men-gan
Lá cơm kìa hạ men gan

Phân bố:

Cây thường phân bố chủ yếu ở Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, ở Việt Nam cây được mọc tự nhiên chủ yếu ở khu vực phía bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái…

Thân và lá non hoặc lá bánh tẻ được thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô và bảo quản để dùng dần.

Công Dụng


Theo đông y cây lá cơm kìa là vị thuốc giúp hỗ trợ gan, mật, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu mỡ thừa, dùng tốt với người tiểu đường và cao huyết áp, giúp bồi bổ sức khỏe, tốt cho người đường ruột kém, người lao động nặng nhọc và người thường xuyên sử dụng bia, rượu.

Trong tây y tác dụng của lá cơm kìa có tác dụng trị đái tháo đường, sốt rét, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và các hiệu ứng giải độc tế bào có lợi cho sức khỏe.

Lá cơm kìa thường được dùng nhất là nấu canh. Ngoài ra lá đắng cơm kìa còn được dùng hãm uống như trà hoặc tán bột viên cùng mật ong dùng hàng ngày nhằm hạ mỡ máu, giảm béo trị bệnh tiểu đường, huyết áp, giải độc cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa.

Cây mật gấu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hoá, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp.

Tác dụng mát gan, giải độc, hạ men gan, phòng và chữa sỏi mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khoẻ…

Đặc biệt sản phẩm có tác dụng tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu, dùng lâu dài có tác dụng chữa bệnh béo phì.

Cây lá đắng còn trị mụn trứng cá và mụn bọc rất hiệu quả.

Đối Tượng Sử Dụng


Bệnh nhân men gan cao, xơ gan.
Người thường xuyên phải tiếp xúc với bia, rượu.
Người bị bệnh sỏi mật
Người bị đau lưng do thoái hóa xương khớp.
Người bị béo phì.
Người tiêu hóa kém, bệnh nhân bị viêm đại tràng.

Chú Ý:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang muốn có thai không sử dụng Cây Lá Đắng dưới bất kỳ hình thức nào bởi khả năng gây co bóp tử cung có thể dẫn đến xảy thai.

Cách Dùng


Cây lá cơm kìa được bà con thu hái trong tự nhiên, thường sử dụng để nấu một món ăn nổi tiếng là canh lá Cơm kìa giải rượu. Món canh này được dùng như một món khai vị. Canh lá cơm kìa vừa có tác dụng khai vị, kích thích vị giác làm món ăn trở nên ngon miệng, lá cơm kìa còn được dùng để đun nước uống vừa phòng đau bụng lại chống sốt rét rừng. Mỗi khi nấu canh hay đun nước uống, người ta chỉ dùng một nhúm nhỏ.

Có một bí quyết về Cách nấu canh lá cơm kìa ngon là: Khi nấu chúng ta rất cần cho thêm mẻ vào, với lượng nhiều hơn bình thường một chút. Độ chua của mẻ sẽ làm giảm đi vị đắng, làm món canh dễ ăn với nhiều người hơn và làm cho nam giới uống rượu gần như không biết say, nếu đã uống nhiều thì húp một bát canh cơm kìa là đảm bảo được giã rượu hiệu quả.

Vì thế Lá cơm kìa khô dùng để nấu món ăn chỉ nên dùng một lượng nhỏ, ước chừng 20g để nấu đủ cho khoảng 6 người dùng bữa. Dùng pha trà, ta dùng lượng lá tương đương với 2-3 chiếc lá tươi là vừa. Trước khi nấu canh lá com kìa, ta ngâm lá cơm kìa khô với nước cho lá nở ra, lúc này lá hút nước nên sẽ nhiều lên trông thấy. Không nên rửa quá mạnh để tránh làm mất dược tính quý của nó, mà khuấy nhẹ, để ráo nước rồi cho vào nấu.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét