20/12/18

Bạch đồng nữ, vị thuốc quý của chị em phụ nữ


Bạch đồng nữ là vị thuốc dùng để trị các chứng bệnh: Khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, đau lưng mỏi gối, huyết áp cao,...Tác dụng chính của Bạch đồng nữ là: Thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm, lương huyết.

Bạch đồng nữ không chỉ trị được các chứng bệnh mà chị em phụ nữ hay mắc phải mà nó còn có tác dụng làm đẹp như làm lành vết thương không để lại sẹo thâm, sẹo lồi.

Đặc điểm:

Bạch đồng nữ còn được gọi với tên: Bấn trắng, vậy trắng hay mò trắng. Danh pháp khoa học: Clerodendron fragrans vent

Hinh-anh-cay-bach-dong-nu
Hình ảnh cây bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ thuộc cây nhỏ cao chừng 1 – 2m, lá rộng hình trứng. Lá mọc đối, dài 10 – 20cm, rộng 10 – 15cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim hay hình hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô, mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới có màu nhạt hơn, gần như bóng, trên những đường gân hơi có lông mềm, vỏ có mùi hơi hôi đặc biệt của cây mò, cuống lá dài khoảng 10cm.

Hoa màu hồng nhạt hay trắng, có mùi thơm, mọc thành hình mâm xôi gồm rất nhiều tán, cụm hoa có đường kính khoảng 10cm. Đài hoa hình phễu, phía trên xẻ 5 thùy hình 3 cạnh tròn. Tràng hoa đường kính 1,5cm, phía dưới thành hình ống nhỏ, dài 2,5cm hay hơn, 4 nhị dính trên miệng ống tràng cùng với nhị tòi ra quá tràng. Vòi nhụy thường ngắn hơn chỉ nhị. Bầu thượng hình trứng. Quả hạch gần hình cầu, còn đài tồn tại bao ở ngoài.

Phân bố:

Là cây mọc hoang dại ở khắp các vùng miền của nước ta.

Thành phần hóa học:

Bạch đồng nữ có chứa các dược chất: Flavonoid, tanin, cumarin, acid nhân thơm, aldehyd nhân thơm và dẫn chất amin có nhóm carbonyl.

Tác dụng của cây Bấn trắng


Theo Đông y cây Bấn trắng có vị đắng, tính hàn. Vào 2 kinh tâm, tỳ. Tác dụng chính: Thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm, lương huyết. Chủ trị các chứng bệnh: Khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, đau lưng mỏi gối, huyết áp cao,...


Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý:

  • Năm 1968, Bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược khoa phối hợp với Viện YHDT nghiên cứu Bấn trắng thấy có tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch ngoại vi, có tác dụng lợi tiểu và có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm do Phenol gây ra trên tai thỏ. 
  • Bấn trắng có tác dụng chống viêm cấp tính khá tốt, biểu hiện rõ rệt ở hiện tượng giảm phù trong mô hình gây phù thực nghiệm trên chuột với Kaolin. 
  • Bấn trắng có tác dụng chống viêm mạn tính tương đối yếu trên mô hình gây u hạt thực nghiệm với Amian ở chuột. 
  • Nước sắc 3/1 của Bấn trắng đã được thử kháng sinh đồ trên các chủng vi khuẩn phân lạp từ các vết thương nhiễm khuẩn, thấy có tác dụng ức chế sự phát triển các vi khuẩn Pseudononas aeruginosa, Staphylococus aureus, Escherichia coli và các Proteus.
  • Chất đắng Clerodin chiết xuất từ lá Bấn trắng cũng có tác dụng trị giun (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Dịch P lá tươi được bơm vào hậu môn có tác dụng trị giun đũa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Cách dùng Bạch đồng nữ


Trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều: 

40 – 80g lá Bạch đồng nữ khô, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị kinh nguyệt không đều, bạch đới: 

Bạch đồng nữ, Ích mẫu, Ngải diệp, Hương phụ, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị phong thấp khớp, vàng da: 

Rễ Bạch đồng nữ sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt: 

Bạch đồng nữ 80g, Dây gắm 120g, cây Tầm xuân 8g, Đơn tướng quân 8g, Đơn mặt trời 8g, Đơn răng cưa 8g, Cà gai leo 8g, Cành dâu 8g. Sắc, chia 2 lần uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật: 

Rễ Bạch đồng nữ hoặc Xích đồng nam, sắc uống (Kinh nghiệm Bệnh Viện Lạng Sơn – Việt Nam).

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


19/12/18

Bán chi liên, thảo dược chữa ung, bướu

Bán chi liên là gì?


Bán chi liên còn được biết đến với tên: Hoàng cầm râu, Thẩm râu,...Là một thảo dược giúp điều trị ung thư và u bướu hiệu quả trong Đông y. Bán chi liên thường kết hợp sử dụng với một số các loại thảo dược khác như: Bạch hoa xà thiệt thảo để đem lại kết quả điều trị bệnh ung thư tốt nhất.

Đặc điểm nhận biết:

Bán chi liên là loại cây cỏ đa niên, thân thảo cao từ 20 – 50cm. Thân cây bò ở gốc, không có lông. Lá bán chi liên mọc đối, phiến lá thon dài như hình mũi mác nhưng đầu hơi tù. Những lá gần ngọn không cuống, những lá phía dưới có cuống mảnh dài 5 – 6mm. Thân lá dài 1 – 2cm, mép có răng đều, gân bên 3 – 4 đôi.

Hinh-anh-ban-chi-lien
Hình ảnh vị thuốc Bán chi liên

Cây thường ra hoa vào mùa xuân. Cụm hoa hoàng cầm râu dài 3 – 5cm, thường mọc ở ngọn cây. Đài hoa hình chuông cao 2,5mm, có 2 môi. Môi trên mang hình dáng giống như cái khiên hình chóp, có lông và thường rụng rất sớm. Môi dưới thường lâu tàn hơn. Cánh hoa bán chi liên màu xanh tím, có lông thưa, cao 7 – 9mm. Cánh hoa chia 2 môi, môi trên 3 thùy, môi dưới tròn, miệng rộng.

Rễ khô hình trụ tròn hoặc hình chùm xoắn, ở đỉnh hơi khô, nhỏ dần về phía dưới, cong. Mặt ngoài màu nâu vàng, phần trên hơi sần sùi có những đường nhăn dọc, xoắn hoặc có những vân hình mạng, phía dưới ít sần sùi, có đường nhăn nhỏ hơn. Phần trên và phần dưới đều có vết tích của rễ con, bên trong có màu vàng lục, chính giữa rỗng ruột, màu nâu vàng.

Phân bố:

Bán chi liên là loài cây ưa sáng, thích những vùng đất ẩm ướt như bờ ruộng, bờ nương. Cây được phát hiện tại nhiều quốc gia thuộc châu Á. Tại Việt Nam số lượng loại thảo dược này rất ít, chúng được tìm thấy tại một số nơi thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lào Cai,...

Thành phần hóa học:

Hoàng cầm râu có chứa các hoạt chất như: Scutellarein, scutellarin, carthamidin, isocarthamidin. Ngoài ra còn có alcaloid, hợp chất phenol, sterol, tanin.

Tác dụng của Bán chi liên


Như đã nói ở trên, Bán chi liên là thảo dược miền núi có nhiều công dụng hữu ích trong điều trị bệnh ung thư và u bướu.

Theo quan điểm Đông y cây thuốc có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu sưng, giảm đau, chống khối u tân sinh.

Một số những tác dụng cụ thể:

  • Điều trị ung thư (Khối u tân sinh)
  • Chữa bệnh gan
  • Trị ứ huyết, mất máu (chảy máu do bệnh trĩ, máu cam…)
  • Trị ho nóng, ngứa ngáy
  • Giúp nam giới mạnh cốt, cường gân, tăng cường sinh lực
  • Có khả năng trị độc nọc rắn, thú độc cắn, côn trùng đốt
  • Hỗ trợ làm mau lành những chấn thương cơ học trên cơ thể
  • Đào thải độc tố, bảo vệ và giảm áp lực hoạt động cho lục phủ ngũ tạng. Đặc biệt có hiệu quả rất rõ rệt với bệnh nhân bị những chứng bệnh về dạ dày và ruột

Bài thuốc chữa bệnh hay


Chữa ung thư phổi, ung thư gan, ung thư trực tràng ở thời kỳ đầu (Trung Quốc):

Hoàng cầm râu 40g và Lưỡi rắn trắng (Bạch hoa xà thiệt thảo) 80g, cho vào 600ml nước, sắc còn 200ml, chia uống trong ngày vào lúc đói. Cũng có thể nấu thành nước uống thay trà hàng ngày.

Trị ung nhọt, u bướu nói chung:

Nguyên liệu gồm có 20g bán chi liên khô, bạch hoa xà thiệt thảo 40g, kết hợp với xạ đen 50g. Nguyên liệu đem rửa sạch, vớt ra để ráo, cho vào ấm sắc thuốc, đun sôi với 2 lít nước. Đến khi nước sôi, tiếp tục đun trong lửa nhỏ cho đến khi còn lại chừng 500ml thì dừng lại.

Để nước thuốc nguội rồi uống trong ngày. Kiên trì thực hiện sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, bạn có thể lấy bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo 1 lượng vừa đủ, đem rửa sạch, giã nát, đắp trực tiếp lên vùng bướu, nhọt.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


18/12/18

Bồ công anh và những tác dụng ít biết tới

Bồ công anh


Bồ công anh được nhắc nhiều đến bởi vẻ đẹp mong manh của những bông hoa trắng thuần khiết, nhưng ít ai biết được nó lại là một trong những thảo dược chữa bệnh có nhiều tác dụng tuyệt vời.

Cây Bồ công anh được sử dụng từ rất lâu trong các bài thuốc dân gian, y học cổ truyền với nhiều tên gọi: Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo,  Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đại đinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo, Bồ anh, cổ đính, Thiệu kim bảo, Ba ba đinh, Địa đinh thảo, Bát tri nại, Bạch cổ đinh., Nhĩ bản thảo (Tục Danh), Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Hoàng hoa lang thảo, Mãn địa kim tiền, Bột Bột đinh thái (Hòa Hán Dược Khảo), Hoàng hoa địa đinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Đặc điểm:

Bồ công anh thuộc loại cây thân thảo họ Cúc, sống 1 đến 2 năm.

Bo-cong-anh
Bồ công anh, vị thuốc quý không phải ai cũng biết

Thân không lông, cao từ 60 – 200 cm, thân thường đơn hoặc trẻ nhánh ở phần trên.

Các lá phía dưới không lông, lá đơn mọc cách. Phiến lá thuôn dài hoặc dạng hình mũi mác, đầu lá nhọn, cuống lá thường ngắn. Mép lá nguyên hoặc xẻ thùy hoặc có răng cưa thô to. Mặt trên phiến lá màu xanh lục, mặt dưới xanh xám.

Hoa mọc ở đầu ngọn, đầu cành. Hoa tự hình chùy, đầu cụm hoa rộng khoảng 2 cm, cuống dài 10 – 25 mm, mọc thẳng.

Quả bế hình elip, phẳng, màu đen, kích thước quả dài  4 – 5mm, rộng 2mm.

Phân bố:

Bồ công anh là loại cây cỏ mọc hoang nhiều ở ven đường, các triền đồi, núi có độ cao trung bình hoặc thấp, rất ít khi được trồng. Chúng phân bố ở khắp các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, ngoài ra chúng còn được tìm thấy tại Đông Siberi, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,....Tại Việt Nam cây bồ công anh mọc nhiều tại các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,....

Thành phần hóa học:

Bồ công anh có chứa các hoạt chất:

  • Taraxasterol, Choline, Inulin, Pectin (Trung Dược Học).
  • Fructose (Power F B và cộng sự C A, 1913, 7: 13523).
  • Sucrose, Glucose (Belaev V F và cộng sự, C A, 1975, 51: 11495c).

Tác dụng ít biết tới của cây Bồ công anh


Theo quan điểm Đông y Bồ công anh có tính vị:

  • Vị ngọt, đắng, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Vị ngọt, tính bình, không độc (Tân Tu Bản Thảo).
  • Vị hơi đắng, tính hàn (Đông Viên Dược Tính Phú).
  • Vị ngọt, tính bình, hơi hàn (Bản Thảo Thuật).
  • Vị đắng, ngọt, tính hàn (Dược Tính Công Dụng).

Quy vào kinh:

  • Vào kinh Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Vào kinh Can, Vị (Trấn Nam Bản Thảo).
  • Vào kinh Dương minh Vị và Thái âm Phế (Bản Thảo Giảng Nghĩa Bổ Di).

Tác dụng chính của vị thuốc này là: Thanh nhiệt, giải độc, tán sưng tiêu ung (đặc hiệu trị vú sưng đau).

Chủ trị các chứng bệnh: Đinh nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, nhiễm trùng đường tiểu, amidal viêm cấp tính.

Trong y học cổ truyền Việt Nam Bồ công anh là một vị thuốc dân gian để chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu. Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.

Cách dùng trị bệnh


Trị lở loét lâu ngày không khỏi, ong châm, rắn cắn, bọ cạp cắn: Bồ công anh giã nát, đắp vào vết thương (Cấp cứu phương).

Trị tuyến sữa viêm cấp tính: Bồ công anh 32g, Qua lâu, Liên kiều mỗi thứ 20g, Bạch chỉ 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Bồ công anh tươi giã nát đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g  đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị đinh nhọt, sưng độc phát sốt, lở loét ngoài da, đỏ mắt do phong hỏa: Bồ công anh 20g , Dã cúc hoa, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Cam thảo sống 1,20g. Sắc uống.

Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ: Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, Đơn sâm mỗi thứ 12g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt đỏ sưng đau (do Can hỏa bốc lên): Bồ công anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị đường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dày: Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi  lần uống 1 – 2g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


17/12/18

Trinh nữ hoàng cung là gì? Tác dụng và cách dùng

Trinh nữ hoàng cung là gì? Đặc điểm và phân bố


Trinh nữ hoàng cung là một vị thuốc được các ngự y thời phong kiến sử dụng để chữa bệnh cho các thiếu nữ còn Trinh tiết. Chúng được ứng dụng vào các bài thuốc chữa u sơ, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến,...

Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học là: Crinum latifolium. Trong dân gian còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: náng lá rộng, tỏi lơi lá rộng, tây nam văn châu lan, tỏi Thái Lan, vạn châu lan hay thập bát học sỹ,...

Đặc điểm:

Trinh nữ hoàng cung thuộc cây cỏ, thân giống cây hành, thân có đường kính từ 8 – 12cm. Các bẹ lá úp vào nhau tạo thành một thân giả dài từ 10 – 15cm.

Hinh-anh-cay-trinh-nu-hoang-cung
Hình ảnh cây Trinh nữ hoàng cung - vị thuốc của phụ nữ

Lá mỏng, dẹp dài và đầu hơi tù. Lá dài từ 30 – 60cm, có lá dài đến 1m, rộng từ 4 – 6cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song.

Hoa mọc thành tán gồm 6 – 20 hoa, trên một cán hoa dài 30 – 60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng.

Phân bố:

Cây Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được trồng tại các nước: Việt Nam, Malaisya, Thái Lan, Lào,...

Thành phần hóa học:

Cây có chứa glucoalcaloid có tên latisolin, aglycon có tên latisodin, thân hình lúc cây đang ra hoa có pratorimin và pratosin là hai alcaloid pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin, một số dẫn chất alcaloid có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa thu được 2 alcaloid mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin.

Tác dụng và cách dùng Trinh nữ hoàng cung


Trinh nữ hoàng cung là cây thuốc rất tốt, rất bổ dành cho phụ nữ. Chúng có những công dụng.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây trinh nữ hoàng cung dùng để chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến với cách sử dụng như sau: Ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ ngắn từ 1 – 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày.

Theo y học hiện đại, trong cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam có chứa những hoạt chất sinh học với khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào u và kích thích tế bào lympho T hoạt động và phát triển. Đồng thời chỉ thấy có cây Trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium L. mới có hoạt chất tác dụng hỗ trợ trị liệu chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung và hoạt chất ức chế sự tăng trưởng của tễ bào ung thư (antitumor) như Crinafolidine, Crinafoline, Paratorimin.

Trong khi có tới 12 loại giống cây Trinh nữ hoàng cung đều thuộc họ náng Crinum, nhưng tác dụng cũng khác nhau ví dụ Trinh nữ hoàng cung Campuchia ngoài tác dụng giống Trinh nữ hoàng cung Việt Nam nhưng lại có thêm tác dụng tránh thai.

Các kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy cao methanol của thân, rễ và cao chiết alkaloid toàn phần của trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế phân bào. Trong mô hình gây u báng sacom và ung thư đùi ở chuột nhắt, hợp chất chứa cao này đã hạn chế sự phát triển của khối u và di căn tế bào. Một số alkaloid trong cây có hoạt tính sinh học như Lycorin ức chế proteine và DNA của tế bào chuột, đồng thời ức chế u báng cấy ở chuột. Trong thử nghiệm Lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u, làm ngừng sự phát triển của virus bại liệt, đó là ức chế các tiền chất cần thiết cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt…

Bài thuốc hiệu nghiệm với các khối u và ung thư (K.cổ tử cung, K. gan, K. phổi, K. đại tràng… Các khối u nội tạng, tiền liệt tuyến, u lộ bên ngoài ở mọi vị trí trên người):

Nguyên liệu:

  • Lá Trinh nữ hoàng cung (khô) 20g
  • Lá Đu đủ (khô) 50g
  • Nga truật (giã nát) 20g
  • Xuyên điền thất giã nát 10g (sâm Tam thất)

Chế biến và sử dụng:

Sắc với 3 chén nước (600ml) còn lại 1 chén thuốc (200ml), chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


16/12/18

Tác dụng phụ của Nhân sâm Hàn Quốc

Tác dụng phụ của Nhân sâm Hàn Quốc


Nhân sâm là một vị thuốc Đại bổ trong Đông y, được biết đến với nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cũng bởi có nhiều lợi ích nên đi kèm với nó cũng là những tác dụng phụ khi sử dụng quá liều và sử dụng dài ngày.

Tac-dung-phu-cua-nhan-sam
Tác dụng phụ của nhân sâm và những điều cần biết

Trong lịch sử Trung Quốc từng có 1 trường hợp tử vong khi thầy thuốc sử dụng bất cẩn vị thuốc này cho bệnh nhân. Đây là câu chuyện trong Y văn cổ của Đông y: “Phúc thống phục Nhân Sâm… tắc tử”. Kể về trường hợp một thầy thuốc khi tra sách thấy ghi đoạn trên ở cuối trang đã vội dùng Nhân Sâm cho người bệnh đau bụng, uống thuốc xong sau 30 phút thì bệnh nhân tử vong. Ông ta lại giở sách để tra cứu, đọc tiếp trang sau có chữ “ắt chết”.

Vậy những tác dụng phụ của Nhân sâm Hàn Quốc là gì? Những ai cần phải tránh sử dụng nhân sâm nếu không muốn tự rước họ vào thân?

9 lợi ích tuyệt vời của Nhân sâm


Tác dụng phụ của Nhân Sâm:

Mất ngủ, nhức đầu và buồn nôn

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của nhân sâm bao gồm rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ, đau đầu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa. Những tác dụng phụ không nghiêm trọng, nhưng chắc chắn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Hạ đường huyết

Sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho lượng đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc không nên sử dụng nhân sâm vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu của cơ thể và gây ra một số tác dụng phụ.

Ức chế đông máu

Sâm ức chế đông máu vì nó hoạt động như chất làm loãng máu hoặc chống đông. Nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề chảy máu. Nên tránh dùng nhân sâm trước khi phẫu thuật. Những người gặp vấn đề về đông máu hoặc rối loạn chảy máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhân sâm.

Dị ứng

Những người bị dị ứng với nhân sâm có thể bị khó thở, ngứa, phát ban..., phản ứng nặng có thể gây tử vong. Vì vậy, hãy cẩn thận khi sử dụng.

Các tác dụng phụ khác

Việc sử dụng nhân sâm kéo dài có thể dẫn đến rối loạn chảy máu, phù, nhịp tim không đều hoặc đánh trống ngực, thị lực giảm, ngứa, khô miệng và môi.

Đối tượng không nên sử dụng Nhân sâm:

Những đối tượng không nên sử dụng Nhân sâm gồm có: Người huyết áp cao, người đang sốt cao, lạnh bụng bị tiêu chảy, phụ nữ có thai (hoặc có khả năng có thai), phụ nữ sau khi sinh, trẻ dưới 4 tuổi, bệnh nhân đang điều trị liệu pháp đặc biệt, chị em phụ nữ trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt, người bị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, bệnh gút,...

Nhân sâm Hàn Quốc vị thuốc “Lắm tài nhiều tật”


Có thể nói Nhân sâm Hàn Quốc là một vị thuốc lắm tài và nhiều tật nhất trong các loại thảo dược. Chúng được biết đến với vô số các tác dụng, lợi ích tốt đẹp đến sức khỏe, tuy nhiên nếu không am hiểu về loại thảo dược này, tự ý sử dụng thì rất có thể bạn đang biến chất bổ thành chất độc. Sai lầm lớn hơn đôi khi bạn sẽ phải trả giá bằng tính mạng của bản thân hoặc của người thân.

Vì vậy, khi sử dụng Nhân sâm tốt hơn hết bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ, chuyên gia hoặc các lương y.

Mọi thông tin chi tiết về các sản phẩm thảo dược miền núi tốt cho sức khỏe, những thảo dược có tác dụng điều trị ung thư, điều trị tiểu đường, gút, yếu sinh lý, liệt dương,...Các bạn nên tham khảo tại đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com



15/12/18

10 bài thuốc quý từ Nhân sâm Hàn Quốc

10 bài thuốc quý từ Nhân sâm Hàn Quốc


Nhâm sâm Hàn Quốc là một vị thuốc “Đại bổ”. Nó đứng đầu trong tứ đại danh dược “Sâm – Nhung – Quế – Phụ”. Nó còn là vị thuốc được sử dụng từ rất lâu đời, khoảng 3000 năm trước Công Nguyên.

Cach-dung-nhan-sam-han-quoc
Cách dùng nhân sâm Hàn Quốc hiệu quả

Tứ vị đại danh dược gồm có:

Sâm: Tức Nhân sâm, ý nói ở đây là Sâm cao ly, loại sâm chỉ có ở Hàn Quốc và Triều Tiên.

Nhung: Tức Nhung hươu, sừng của con hươu đực.

Quế: Tức Quế chi, là một vị thuốc bắc được lấy từ vỏ cây của chi Quế, thuộc họ Long não.

Phụ: Tức Phụ tử, là rễ và củ của cây Ô đầu sau khi bào chế thành.

10 bài thuốc quý từ Nhân sâm:

Bài 1: Tráng dương, bổ khí, phù hợp với nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh:

Nhân sâm tươi thái vụn sắc kỹ, phần bã có thể nhai hoặc ngậm rồi nuốt dần. Sau đó cho mật ong vào hòa đều, chia uống thành nhiều lần trong ngày.

Bài 2: Chữa tiểu tiện nhiều, hỗ trợ đái tháo đường: 

Thổ nhân sâm 60g, kim anh tử 60g, các vị trên cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml nước chia 2 lần uống trong ngày. 5 ngày một liệu trình.

Bài 3: Trị huyết áp thấp:

Chim cút 1 con, nhân sâm 20g, hoàng kỳ 20g tiềm ăn.

Bài 4:  Trị suy nhược tuần hoàn, bổ dương, có bệnh về hô hấp:

Nhân sâm và bạch linh phơi sấy khô, tán thành bột, sinh địa giã nát và ép lấy nước, sau đó tất cả đem đi cô thành dạng cao đặc. Ngày dùng đều đặn 2 lần.

Bài 5:  Trị chứng viêm gan, phụ nữ sau nạo thai, sau đẻ bị nôn ói ra thức ăn: 

Gà giò 1 con, nhân sâm, đương quy, muối ăn mỗi thứ đều 15g. Gà làm sạch, luộc chín, róc bỏ xương, cho nhân sâm, đương quy và muối ăn vào hầm chín nhừ. Chia ra ăn hết trong một vài lần.

Bài 6: Dùng cho người râu tóc bạc sớm, hay rụng tóc, thể lực yếu, thị lực suy giảm:

Nhân sâm thái vụn, hạnh đào nhân sao khô tán vụn, cả 2 đem sắc thật kỹ với nước rồi hòa với mật ong. Cô đặc và dùng đều 2 lần mỗi ngày (pha với nước ấm khi dùng).

Bài 7: Làm nở nang bầu vú, cơ thể béo lên, da mặt mỡ màng: 

Nguyên liệu: 

Nhân sâm 10g, bạch truật 10g, hoàng kỳ 10g, trần bì 10g, viễn chí 10g, quất tân 10g, bạch thược 12g, đương quy 12g, phục linh 12g, sinh khương 3 lát, cam thảo 3g, đại táo 2 quả, thục địa hoàng 15g, ngũ vị tử 6g.

Cách làm: Đem các vị thuốc trên sắc với nước, bỏ bã, chắt nước.

Cách dùng: Uống trước bữa ăn, ngày 3 lần.

Bài 8: Bồi bổ cơ thể, kéo dài tuổi thọ và dùng làm thuốc bồi bổ cho người già:

Nhân sâm thái vụn, sắc kỹ hòa với mật ong, sau đó cô thành dạng cao đặc, uống 2 lần mỗi ngày.

Bài 9: Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày: 

Thổ nhân sâm, hà thủ ô trắng, thông thảo, mỗi vị 20g, gà một con nhỏ tương đương với 400g.

Chế biến: Cho các nguyên liệu trên rửa sạch cho vào nồi hầm gà thêm khoảng 80 phút đến khi nước canh có màu trắng sữa. Khi gà chín nhừ, hớt bỏ bớt mỡ, múc gà ra một bát to, đổ hết nước hầm lên, ăn kèm với muối và hạt tiêu.

Bài 10: Bổ khí huyết – chữa khí huyết suy yếu, người xanh gầy, thở yếu, hồi hộp, ít ngủ, kém ăn, mệt mỏi: 

Thổ nhân sâm 40g, sắc nước uống trong ngày, cho vào ấm đổ 400ml nước, sắc nhỏ lửa còn 150ml nước chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.

Tác dụng của Nhân sâm


Trong Đông y nhân sâm có vị ngọt hơi đắng, hơi ôn, qui kinh Tỳ, Phế.

Nhân sâm đã được sử dụng trong đông y từ 3000 năm trước Công nguyên. Nó được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông.

Các tác dụng dược lý như: Tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể,...đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu chứng minh.

Một số tác dụng cụ thể đã được chứng minh bằng y học hiện đại:

  • Nhân sâm có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá độ. Chống đỡ bệnh tật cho cơ thể, ngăn ngừa lão hóa duy trì tuổi thanh xuân.
  • Nhân sâm giúp lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu, huyết áp thấp và các bệnh về tim và giúp cân bằng huyết áp, cải thiện năng lực tinh thần, tăng trí nhớ, chống suy sụp rối loạn thần kinh stress, tăng cường trí lực, sinh lực, phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường.
  • Nhân sâm được sử dụng cho những trường hợp có liên quan đến stress. Nó có tác dụng giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn. Nhân sâm có tác dụng tốt cho người kiệt sức và giúp tăng sự tập trung.
  • Nhân sâm có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới. Nó cũng được dùng như một loại thuốc hữu ích cho sức khỏe con người nói chung.
  • Tăng tiết các dịch cơ thể, giảm cơn khát, ngừa bệnh tiểu đường.

Bài viết liên quan:

9 lợi ích tuyệt vời của Nhân sâm

Kết luận


Nhân sâm là một vị thuốc cực kỳ quý giá, nó được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh hay. Tuy nhiên, đây cũng là vị thuốc khi sử dụng phải hết sức thận trọng, nếu không hiểu rõ về nó rất dễ rước họa vào thân. Tốt nhất các bạn nên tham khảo ý kiến của các lương y trước khi sử dụng Nhân sâm.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


14/12/18

9 lợi ích tuyệt vời của Nhân sâm

Tìm hiểu về Nhân sâm


Nhân sâm là tên một loại thảo dược mà hầu như ai cũng biết đến, đặc biệt khi nhắc đến Nhân sâm là người ta nghĩ ngay đến Nhân sâm hàn quốc. Vậy hình thù nhân sâm ra làm sao? Nơi phân bố và những tác dụng của nó trong điều trị bệnh như thế nào? Đó là những câu hỏi mà không phải ai cũng có câu trả lời.

Đặc điểm:

Nhân sâm là loại thực vật có hoa và thuộc họ Cuồng, có tên khoa học: Panax ginseng.

Là cây thân thảo nhỏ, cao 20 – 50cm, sống lâu năm, có thể sống trên 50 năm. Cây mang ở ngọn một vòng 4 – 5 lá. Cuống lá dài, lá kép chân vịt, mép lá có răng cưa.

Nhan-sam-han-quoc
Nhân sâm hàn quốc - sâm cao ly

Hoa đều 5 cánh, lá đài 5 răng, 5 nhị. Quả hạch, màu đỏ gần hình cầu. Rễ củ thường to bằng ngón tay phân thành nhiều nhánh giống như hình người nên có tên là nhân sâm.

Phân bố:

Trong tự nhiên Nhân sâm được tìm thấy tại các nước: Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản,...

Thành phần hóa học:

Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau.

Ngoài ra còn có các hợp chất hữu cơ quan trọng khác: Germanium, glycoside Panaxin, vitamin B1, vitamin B2, các axit béo như axit Panmitic, Streari, Linoleic và các axitamin khác.

Tác dụng dược lý


Nhân sâm đã được sử dụng trong đông y từ 3000 năm trước Công nguyên. Nó được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông.

Các tác dụng dược lý như: Tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể,...đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu chứng minh.

9 lợi ích tuyệt vời của Nhân sâm:

  1. Nhân sâm có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá độ. Chống đỡ bệnh tật cho cơ thể, ngăn ngừa lão hóa duy trì tuổi thanh xuân.
  2. Nhân sâm giúp lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu, huyết áp thấp và các bệnh về tim và giúp cân bằng huyết áp, cải thiện năng lực tinh thần, tăng trí nhớ, chống suy sụp rối loạn thần kinh stress, tăng cường trí lực, sinh lực, phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường.
  3. Nhân sâm được sử dụng cho những trường hợp có liên quan đến stress. Nó có tác dụng giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn. Nhân sâm có tác dụng tốt cho người kiệt sức và giúp tăng sự tập trung.
  4. Nhân sâm có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới. Nó cũng được dùng như một loại thuốc hữu ích cho sức khỏe con người nói chung.
  5. Tăng tiết các dịch cơ thể, giảm cơn khát, ngừa bệnh tiểu đường.
  6. Thúc đẩy các quá trình sinh tổng hợp quan trọng, tăng cường khả năng miễn dịch, chống ôxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể chịu đựng và vượt qua các điều kiện bất lợi bên ngoài (nóng, lạnh, tia bức xạ, hóa chất độc hại).
  7. Bình thường hóa các chức năng hô hấp, chống lao và suyễn.
  8. Nâng đỡ hệ thống tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón.
  9. Giải độc, ngăn ngừa kích ứng da, viêm da và các bệnh về da.

Cách chế biến


Trong y học cổ truyền người ta phân biệt hai loại chính: Hồng sâm và Bạch sâm.

Hồng sâm: 

Chọn củ sâm to, nặng trên 37g, rửa sạch đất cát, cho vào nồi chưng chín trong khoảng 2 giờ, sau đó sấy hoặc phơi khô. Sau khi chế biến thì tinh bột có trong rễ bị chín và khi khô thì thể chất trong suốt nửa như sừng, có màu hồng mùi thơm, vị ngọt hơi đắng.

Bạch sâm (hoặc đường sâm): 

Những củ sâm không đủ tiêu chuẩn chế hồng sâm thì chế bạch sâm. Sau khi rửa sạch đất cát thì nhúng vào nước sôi vài phút, sau đó tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ không quá 60 độ. Dược liệu sau khi chế biến thì mặt ngoài màu trắng ngà, mềm, thường có tinh thể đường bám bên ngoài, mặt bẻ màu trắng ngà và xốp, mùi thơm, vị ngọt.

Ngoài ra còn có rất nhiều cách chế biến khác nữa như: Sinh sái sâm, đại lực sâm, tu sâm, trà sâm,....

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com