21/11/18

Tác dụng và cách dùng cây đinh lăng

Tác dụng của cây đinh lăng


Cây đinh lăng là một loại thảo dược không hề xa lạ đối với những ai thích sưu tầm, sử dụng rượu thuốc. Theo truyền miệng thì rượu đinh lăng có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đến sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế đinh lăng có những tác dụng gì và những tác dụng mà theo “Lời kể” của người dân về loại thảo dược này có đúng không?


Cay-dinh-lang-la-nho
Hình ảnh cây Đinh lăng lá nhỏ

Đầu tiên chúng ta phải khẳng định rằng Đinh lăng rất tốt cho sức khỏe bởi nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh.

Theo TS Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM, TS Hương đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu tác dụng của cây đinh lăng trong suốt 7 năm (2000-2007). Nghiên cứu của tiến sĩ Hương đã chỉ ra đinh lăng có các tác dụng dược lý tương tự như sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn và dễ trồng hơn sâm. Cụ thể, theo nghiên cứu của tác giả, cây có tác dụng tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.

Lá đinh lăng có thể nghiền nhỏ và đặt trên vết thương để ngăn chặn sưng và viêm. Rễ có thể được đun sôi và uống để kích thích đi tiểu, làm dịu thần kinh, giảm đau khớp và hít phải để kích thích đổ mồ hôi.
Dịch chiết cồn của cây đinh lăng có tác dụng chống hen, chống histamin và ức chế tế bào mast giúp nó hữu ích trong việc điều trị hen suyễn.

Rễ cây đinh lăng có tác dụng tăng đáng kể chức năng bộ nhớ cũng như thời gian sống sót của chuột già.

Như vậy, tác dụng của cây đinh lăng là không thể phủ nhận, tuy nhiên đôi khi những lời truyền miệng cũng khuếch đại tác dụng của nó lên. Đinh lăng có tác dụng tốt đến sức khỏe nhưng nó không phải “thần dược”.

Cách dùng Đinh lăng


Đinh lăng có thể sử dụng độc vị và cũng có thể kết hợp trong nhiều bài thuốc khác để hỗ trợ điều trị và chữa bệnh.

Cách dùng độc vị:

Rượu đinh lăng là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng độc vị để hỗ trợ điều trị bệnh.

Rượu đinh lăng có tác dụng giúp cho cơ bắp dẻo dai và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Giúp chống hiện tượng mệt mỏi, đau vai gáy.

Kích thích ăn ngon miệng hơn, giúp cho dễ ngủ và ngủ sâu hơn và làm tăng khả năng hoạt động của não bộ.

Ngoài ra uống rượu đinh lăng hợp lý sẽ giúp tăng cân và giải độc thức ăn cực kỳ hiệu quả.

Lá đinh lăng có thể giã nhỏ và đặt lên vết thương hở giúp tránh nhiễm trùng và tránh bị sưng viêm.

Rễ có thể được đun sôi và uống để kích thích đi tiểu, làm dịu thần kinh, giảm đau khớp và hít phải để kích thích đổ mồ hôi.

Kết hợp đinh lăng với các vị thuốc khác:

Đinh lăng có thể kết hợp với nhiều vị thuốc nam khác để tạo lên các bài thuốc chữa bệnh như: Chữa ho lâu ngày, chữa đau lưng mỏi gối, chữa bệnh thiếu máu,...

Chữa ho lâu ngày:

Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá mỗi vị 8g.

Củ xương bồ 6g.

Gừng khô 4g.

Sau đó đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Chữa thiếu bệnh thiếu máu:

Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g.

Tam thất 20g.

Tán thành bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Lưu ý: 

Rễ đinh lăng có chứa nhiều Saponin giống như các loại nhân sâm, vì vậy sử dụng phải đúng liều, sử dụng quá liều dễ dẫn đến hiện tượng say, mệt mỏi và chóng mặt.

Tại sao đinh lăng lại có nhiều tác dụng như vậy?


Theo nghiên cứu thì Đinh lăng chính là một họ của nhân sâm, trong rễ của cây có chứa hàm lượng Saponin khá cao. Cây đinh lăng có chứa 8 loại saponin  oleanane, ngoài ra còn có các vitamin B1, B2, B6, vitamin C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể, trong đó có axid amin không thể thay thế như lyzin, cystein, methionin.

Đó là theo nghiên cứu khoa học hiện đại, ngoài ra theo Đông y: 

Rễ cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết.

Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.
Toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc.

Kết luận


Cây đinh lăng có rất nhiều loại: Đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá nhỏ (Còn gọi là Sâm Nam Dương), đinh lăng lá to, đinh lăng lá dĩa, đinh lăng lá răng, đinh lăng lá vằn....

Bài viết này đề cập đến loại được mệnh danh là Sâm Nam dương, chính là Đinh lăng lá nhỏ. Loại này thì phân bố rộng rãi khắp các tỉnh thành của Việt Nam, thường được sử dụng làm cây cảnh, làm hàng rào hay đặt trong các bệnh viện....

Theo kinh nghiệm, Cây đinh lăng sống trên 10 năm sẽ có tác dụng tốt nhất, đặc biệt là kiếm được một cây đinh lăng rừng lâu lăm thì cực kỳ giá trị. Hiện nay, số lượng cây lâu năm mọc ở rừng còn rất ít bởi sự khai thác cạn kiệt.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét