Sâm cau có chứa độc tố ?
Sâm cau đỏ chứa độc tính |
Tuy nhiên, mặt trái của sâm cau đó chính là nó có chứa độc tố. Sâm cau là thảo dược có vị cay, tính ấm, nếu sử dụng quá liều hoặc không đúng cách sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như hao tổn tinh lực, mệt mỏi. Với những bệnh nhân mắc chứng âm hư sâm cau gây ngứa, khó chịu, mệt mỏi cơ thể và rực người.
Vậy làm cách nào để loại bỏ độc tố của sâm cau đỏ khi sử dụng hay khi mang đi ngâm rượu? Hôm nay tôi sẽ chia sẻ đến các bạn 3 cách ngâm rượu sâm cau vừa ngon vừa bổ lại có thể loại bỏ được hoàn toàn độc tố chứa trong sâm cau đỏ.
3 Cách ngâm rượu sâm cau đỏ ngon, bổ và loại bỏ hết độc tố
Vậy sơ chế sâm cau đỏ như thế nào mới đúng cách để loại bỏ được độc tố?
Cách chọn và sơ chế sâm cau đỏ trước khi ngâm rượu.
Chọn nguyên liệu:
Sâm cau đỏ không nhất thiết phải to hay nhỏ, khi lựa chọn sâm phải là củ có màu đỏ tươi, không dập nát, không nấm mốc, không thối rữa. Bẻ củ sâm ra bên trong phải có màu trắng giống củ sắn, khi nếm sẽ thấy vị ngọt và hơi đắng một chút, đặc biệt phải ngửi thấy mùi thơm nhưng hơi hắc mới là sâm cau chất lượng.
Sơ chế sâm:
Đầu tiên chúng ta phải thực hiện việc rửa thật sạch sâm cau với nước lã, dùng bàn chải cọ thật sạch các kẽ chứa đất và bụi bẩn.
Sau khi làm sạch các bạn mang sâm cau đi ngâm với nước vo gạo và cho vào một thìa nhỏ muối (Tỉ lệ ngâm 1kg sâm với 1lit nước vo gạo). Ngâm khoảng 3 – 5 tiếng để loại bỏ hết độc tố ra khỏi củ sâm. Đây là phương pháp loại bỏ độc tố cổ truyền của đồng bào người Thái, rất hiệu quả mà lại đơn giản.
Sau thời gian ngâm loại độc tố các bạn phải rửa qua một lần nước sạch nữa rồi để ráo nước ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.
Như vậy là quá trình sơ chế sâm cau đỏ để chuẩn bị ngâm rượu đã xong. Tất cả các bước đều rất quan trọng, vì vậy các bạn thực hiện đúng quy trình nghiêm ngặt trên để đạt được kết quả tốt nhất.
Cách 1: Ngâm độc vị củ sâm tươi
Với 1kg sâm cau tươi các bạn ngâm với 3 – 5 lít rượu (Khuyến nghị dùng rượu nếp từ 40 – 45 độ).
Cách này đơn giản, chỉ cần xếp sâm vào bình sao cho đẹp mắt, sau đó đổ rượu ngập sâm cau đỏ, đậy bình thật kín. Ngâm rượu tối thiểu 2 tháng mới mang ra sử dụng. Ngoài ra ngâm rượu được càng lâu rượu càng êm, dễ uống và chất lượng rượu càng cao, càng bổ.
Cách 2: Ngâm phối hợp với bìm bịp và tắc kè
Bìm bịp 1 con, tắc kè núi từ 2 đến 3 con, sâm cau đỏ 50gram.
Rượu nếp 40 – 45 độ chuẩn bị 1,5 – 2 lít.
Để nguyên liệu vào bình sau đó đổ rượu ngập nguyên liệu, đậy thật kín bình mang đi bảo quản. Rượu có thể sử dụng sau 4 tháng ngâm, ngâm càng lâu rượu càng ngon càng tốt.
Cách 3: Ngâm phối hợp với ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy
Sâm cau đỏ, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi vị chuẩn bị 12g.
Rượu nếp ngon 40 – 45 độ 1- 1,5 lít.
Cho nguyên liệu vào bình đổ rượu ngập thảo dược sau đó đậy thật kín nắp và mang đi bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Rượu ngâm khoảng 2 tháng là có thể sử dụng được. Ngâm càng lâu chất lượng rượu càng ngon và bổ.
Kết luận
3 phương pháp ngâm rượu sâm cau đỏ bên trên đều có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý. Ngoài ra phương pháp ngâm thứ 3 có tác dụng chữa tăng huyết áp.Lưu ý: Sử dụng bình thủy tinh, gốm, sứ để ngâm rượu sâm cau đỏ. Không nên sử dụng bình nhựa ngâm bất kì loại thảo dược nào.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về Sâm cau đỏ.
Tác Dụng Của Sâm Cau Rừng
Liên Hệ Mua Hàng
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét