29/11/18

Đặc điểm, phân bố, tác dụng và cách dùng cây Cối xay

Cây Cối xay là gì? Đặc điểm và phân bố


Cây Cối xay là một thảo dược trong dân gian và cũng đã được sử dụng trong Đông y từ rất lâu. Cây cối xay thường mọc hoang dại tại vùng nhiệt đới Châu Á, nó còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau: Cây dằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo,...

Hinh-anh-cay-coi-xay
Hình ảnh cây cối xay

Đặc điểm: 

Là một loại cây thuộc Họ Cẩm quỳ. Thuộc họ Bông (Malvaceae).

Cây cối xay thường mọc thành bụi nhỏ với chiều cao khoảng 1 – 1,5m.

Toàn bộ các phần của cây đều mang lông măng.

Lá mềm, hình tim đầu nhọn dày và có bề rộng khoảng 7 – 10cm.

Hoa vàng to mọc ở kẽ lá, đơn màu vàng, cuống hoa dài bằng cuống lá.

Đài 5 răng không có tiểu đài. Nhụy gồm tới 20 lá noãn. Toàn bộ trông giống cái bánh xe hay cái cối xay. Mỗi lá noãn chứa tới ba hạt, nhẵn, màu đen nhạt hình thận.

Phân bố:

Là một loại thảo dược mọc hoang dại ở các nước nhiệt đới châu Á, Malaixia, Indonesia.

Tại Việt Nam cây cối xay mọc khắp nơi trên cả nước.Cây cối xay thường mọc ở những bãi đất khô.

Thành phần hóa học:

Lá cây cối xay chứa nhiều chất nhầy và asparagin.

Cây chứa tinh dầu với các thành phần là b-pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol.

Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic.

Rễ chứa dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một alcaloid chưa xác định.

Tác dụng của cây cối xay


Theo Đông y, cây cối xay có vị ngọt, tính bình. Cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm, lợi tiểu. Ngoài ra nó có thể thăng thanh, giáng trọc, khai khiếu, hoạt huyết, chữa tai điếc rất tốt.

Thường người ta dùng lá giã đắp mụn nhọt hay sắc uống thông tiểu tiện, cho mát, chữa sốt, tiểu tiện đỏ. Có khi dùng cả rễ và lá.

Một số tác dụng cụ thể:


  • Chữa sổ mũi, sốt cao, đau đầu dữ dội, viêm tuyến mang tai truyền nhiễm.
  • Trị tật điếc, ù tai, đau tai (khiếm thính).
  • Điều trị bệnh lao phổi.
  • Giảm niệu (tiểu tiện vàng, đỏ hoặc đái dắt, đái buốt).

Cách dùng cây cối xay


Là một loại thảo dược có vị ngọt tính bình nên cây cối xay được sử dụng trong khá nhiều bài thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc thường dùng đến vị thuốc này:

Trị bệnh đau tai, tật điếc: 

Cối xay 60g hoặc 20 – 30gr quả, nấu với thịt lợn mà ăn. Phương pháp này dùng để trị bệnh đau tai.

Còn đối với tật điếc thì dùng: Rễ cây cối xay, Mộc hương, Vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn.

Sau khi đẻ, phù thũng: 

Lá cối xay 20 – 30gr, Ích mẫu 12 – 16gr, nấu với 300ml nước, sắc còn 150ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

Cối xay trị kiết lỵ hay mắt cá màng mộng: 

Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g, sắc uống.

Chữa tiểu tiện bí, tiểu rắt, tiểu buốt: 

Cây cối xay 30g, bông mã đề 20g, rễ tranh 20g, râu bắp 12g, cỏ màn trầu 8g, rau má 12g, nấu với 650ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

Chữa cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt: 

Cây cối xay 12-16g, lá tre 8g, bạc hà 6g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 12g, nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

Kết luận


Cối xay là vị thuốc dân gian được sử dụng từ rất lâu trong Đông y. Có rất nhiều bài thuốc có sự góp mặt của vị thuốc này, tuy nhiên bài viết này tôi chỉ giới thiệu một số bài thuốc liên quan trực tiếp đến những tác dụng chính của nó.

Mọi thông tin về các sản phẩm thảo dược miền núi, quý bạn đọc muốn tham khảo thêm thì click vào đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét