12/11/18

Phân biệt lá Cơm kìa với Lá mật gấu

Phân biệt lá cơm kìa với lá mật gấu


Xin chào bạn đọc! Hôm nay tôi sẽ viết một bài về “Cách phân biệt lá Cơm kìa với lá Mật gấu”. Tại sao tôi lại viết bài này? Lý do rất đơn giản đó là 2 loại lá thường được gọi với cùng một cái tên “Lá đắng” này rất, rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Không chỉ người mua nhầm lẫn mà đôi khi ngay cả những người bán hàng cũng vẫn nhầm lẫn giữa 2 loại thảo dược này.

Nếu như 2 sản phẩm thảo dược này có cùng một công dụng thì không sao, tuy nhiên đây lại là 2 loại thảo dược có công dụng hoàn toàn khác nhau.

Khi mua không đúng sản phẩm thì việc chữa bệnh đã trở lên quá xa vời với bạn rồi. Đôi khi chữa bệnh cần phải kết hợp giữa nhiều thảo dược, nhiều vị thuốc nam, vậy mà không may mua sai sản phẩm thì sẽ còn dẫn tới hậu quả khó lường bởi sự kết hợp các vị thuốc không đúng.

Và bài viết này tôi cũng xin cảnh tỉnh một số anh, chị em bán sản phẩm về thảo dược. Khi bán một sản phẩm thảo dược nào đó cho khách hàng thì lúc đó sức khỏe của khách hàng đã nằm trong tay quý vị. Đừng để sự bất cẩn, hay việc thiếu kiến thức về sản phẩm của quý vị mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng.

Sự khác nhau giữa lá Cơm kìa và lá Mật gấu


Về điểm chung của lá Cơm kìa và lá Mật gấu đó là nó cùng có tính vị đắng cho nên dân gian ta gọi chung là “Lá đắng”. Hai loại thảo dược này đều có vị đắng nên sẽ có tác dụng đến gan và hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên chúng cũng có rất nhiều các tác dụng khác nhau, tôi sẽ làm rõ sự khác nhau đó ngay sau đây.

Sự khác nhau về đặc điểm:

Lá cơm kìa có những đặc điểm nhận biết như sau:


Hinh-anh-la-com-kia
Hình ảnh lá cơm kìa

Lá cơm kìa còn gọi là: Lá đắng, cây rau đắng, kim thất tai, có nơi đồng bào còn gọi là lá mật vịt hoặc lá khôm kìa. Thuộc họ hoa Cúc.

Cây cơm kìa là một loại thảo dược, thân gỗ, có thể cao 60 – 90cm. Lá kép hình lông chim lẻ, màu xanh, mọc so le, dài 7 – 10 cm, hình trái xoan hẹp, rộng 2 – 5cm, gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn.

Cây thường phân bố chủ yếu ở Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, ở Việt Nam cây được mọc tự nhiên chủ yếu ở khu vực phía bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái…

Thân và lá non hoặc lá bánh tẻ được thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô và bảo quản để dùng dần.
Người ta dùng lá và thân cây cơm kìa để làm thuốc và nấu các món ăn dùng khai vị trong các bữa ăn.

Lá mật gấu có những đặc điểm nhận biết như sau:


Hinh-anh-la-cay-mat-gau
Hình ảnh lá cây mật gấu

Cây mật gấu là thảo mộc được gọi với nhiều tên như hoàng liên ô rô, mã hồ, hoàng chấp thảo, cỏ mật gấu, khê hoàng thảo, hùng đởm thảo, sơn hùng đảm, nhị rối vằn, đằng nha sọc, phong huyết thảo…
Ở Việt Nam, cây mật gấu mọc hoang, được tìm thấy ở một số tỉnh vùng núi cao mát như Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Lâm Đồng…

Cây mật gấu là một loại cây bụi lớn và có thể cao đến hơn 10m. Lá cây có hình kép lông chim, dài khoảng 50cm và có khoảng 4 – 10 cặp đính ở 2 bên. Hai bên mép lá có hình dạng răng cưa, tuy nhiên chỉ hơi lăn tăn một chút chứ không rõ ràng như lá cơm kìa (Đây chính là đặc điểm phân biệt rõ ràng nhất của lá cơm kìa và lá cây mật gấu, các bạn nên chú ý đến điểm này).

Sự khác nhau về tác dụng:

Công dụng của lá cơm kìa:

Theo đông y cây lá cơm kìa là vị thuốc giúp hỗ trợ gan, mật, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu mỡ thừa, dùng tốt với người tiểu đường và cao huyết áp, giúp bồi bổ sức khỏe, tốt cho người đường ruột kém, người lao động nặng nhọc và người thường xuyên sử dụng bia, rượu.

Trong tây y tác dụng của lá cơm kìa có tác dụng trị đái tháo đường, sốt rét, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và các hiệu ứng giải độc tế bào có lợi cho sức khỏe.

Lá cơm kìa thường được dùng nhất là nấu canh. Ngoài ra lá đắng cơm kìa còn được dùng hãm uống như trà hoặc tán bột viên cùng mật ong dùng hàng ngày nhằm hạ mỡ máu, giảm béo trị, bệnh tiểu đường, huyết áp, giải độc cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa.

Cây cơm kìa có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hoá, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp.

Tác dụng mát gan, giải độc, hạ men gan, phòng và chữa sỏi mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khoẻ…

Đặc biệt sản phẩm có tác dụng tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu, dùng lâu dài có tác dụng chữa bệnh béo phì.

Cây Cơm kìa còn trị mụn trứng cá và mụn bọc rất hiệu quả.

Công dụng của cây mật gấu:

Những hợp chất trong cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.

Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá mật gấu có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.

Lá mật gấu còn dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bảo vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

Kết luận


Cách phân biệt 2 loại lá này là rất rõ ràng, tác dụng của chúng cũng khác nhau khá nhiều, đặc biệt cách sử dụng thì sẽ còn sự khác nhau lớn hơn nữa. Tuy nhiên, hôm nay tôi cũng không có thật sự nhiều thời gian để viết thêm về cách sử dụng của 2 loại thảo dược này. Hẹn một ngày gần nhất tôi sẽ tiếp tục chia sẻ cách sử dụng của chúng đến các quý vị và bạn đọc.

Các bạn cũng có thể tham khảo thông tin các sản phẩm thảo dược chất lượng, uy tín, đảm bảo tại đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét