7/12/18

Những bài thuốc quý từ cây cỏ mực

Những bài thuốc quý từ cây cỏ mực


Trong Đông y cỏ mực là thảo dược, vị thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc quý như: Trị băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu,...

Hinh-anh-cay-co-muc
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nhồi, cây nhọ nồi

Đối với những người dân ở các vùng nông thôn của Việt Nam thì cỏ mực không hề xa lạ gì. Dân gian thường gọi chúng là cây nhọ nồi hay cây nhọ nhồi, chúng thường xuyên được sử dụng trong việc cầm máu ngoài như đứt tay, đứt chân,...

Cỏ mực có vị chua, ngọt, tính hàn và không độc. Dưới đây là một số bài thuốc quý từ cây cỏ mực mà ai cũng nên biết:

Thuốc điều trị chảy máu dạ dày, chảy máu cam: 

Cỏ mực khô 20g, lá sen khô 10g, cây huyết dụ 15g sắc với 1,2 lít nước uống trong ngày.

Điều trị tóc bạc sớm: 

Dùng để uống: Cây nhọ nồi khô 20g, hà thủ ô 30g sắc nước uống hàng ngày.

Dùng bôi ngoài da: Nhọ nồi tươi giã lấy nước, trộn với tinh dầu dừa đắp vào nơi tóc bị bạc.

Thuốc sát trùng cầm máu:

Lấy 10g cây tươi giã nát đắp vào vết thương chảy máu, lấy băng dính cố định lại. Khoảng 10 phút vết thương sẽ được cầm máu.

Trị sốt xuất huyết nhẹ:

Bài 1: Lá tre 20 gram, hạ khô thảo 20 gram, rễ cỏ tranh 16 gram, cỏ nhọ nồi 16 gram, trắc bá diệp 16 gram sắc vừa đủ 100 ml, uống trong ngày.

Bài 2: Kim ngân hoa 20 gram, liên kiều 12 gram, hoàng cầm 12 gram, rễ cỏ tranh 20 gram, cỏ nhọ nồi 16 gram, hoa hòe 16 gram, chi tử 8 gram. Nếu khát nước, thêm huyền sâm, sinh địa mỗi thứ thêm 12 gram, sốt cao thêm tri mẫu khoảng 8 gram.

Chữa đái ra máu: 

Cỏ mực 30g, cây mã đề 30g. Cả hai thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (hoặc say bằng máy sinh tố), còn chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.

Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: 

Cỏ mực 15g, lá trắc bá diệp 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 7 ngày.

Điều trị bệnh trĩ ra máu: 

Một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Trị rong kinh: 

Nếu bệnh nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống.

Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Tìm hiểu về cây cỏ mực


Cỏ mực trong Đông y gọi là Hàn liên thảo, trong dân gian biết đến tên: Cây nhọ nồi, cây nhọ nhồi. Nó là thực vật có hoa và thuộc họ Cúc.
Đặc điểm:
Là cây cỏ mọc hoang dại ven đường, bờ ao, bờ rào hay những khu vực ven ruộng canh tác. Cây nhọ nồi thân thảo cao từ 15 – 30cm, thân cây có màu đỏ tía. Lá mọc đối, hình mũi mác, hai mép có khía răng rất nhỏ, có lông mọc cả 2 mặt lá. Đặc biệt khi vò lá hoặc thân cây có màu xanh nhạt, sau đó đợi khoảng 2 – 5 phút nhựa cây sẽ chuyển sang màu đen như mực.

Phân bố:

Là cây cỏ dại nên được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh, khu vực đồng bằng Việt Nam.

Thành phần hóa học:

Trong cây nhọ nhồi có chứa alcaloid: ecliptin, nicotin và coumarin lacton là wedelolacton.

Kết luận


Cây nhọ nhồi tuy là cây mọc dại nhưng lại có nhiều tác dụng tuyệt vời. Tôi nhớ một bác sĩ người nhật từng nói “Người Việt Nam đang chết trên đống thuốc”. Ý chỉ rằng xung quanh ta có quá nhiều vị thuốc quý nhưng lại không biết đến hoặc không tận dụng hết được lợi ích từ các vị thuốc đó. Cỏ mực là một vị thuốc quá quen thuộc nhưng lại ít ai biết được nó có nhiều tác dụng tuyệt vời đến vậy.

Ngoài ra trong dân gian còn lưu truyền một bài thuốc sử dụng cây cỏ mực cùng với thịt cá lóc (cá sộp, cá quả) để chữa bệnh suy thận mãn tính. Tuy chưa được kiểm nghiệm về mặt khoa học nhưng đó cũng là một cứu cánh cho những bệnh nhân suy thận mãn. Các cụ đã nói “May thầy phước chủ”, biết đâu cơ địa phù hợp với thuốc thì bệnh sẽ được chữa khỏi.

Tuy nhiên các bạn vẫn phải sử dụng cả Đông – Tây y kết hợp. Vừa sử dụng các bài thuốc dân gian, vừa sử dụng các phương pháp điều trị khoa học hiện đại thì mới đem lại kết quả tốt được.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét