Chữa bệnh dạ dày bằng thảo dược miền núi
Hiện nay các phương pháp chữa bệnh dạ dày bằng Tây y cũng mang lại hiệu quả tốt nhưng tác dụng phụ của thuốc tây cũng nhiều. Vì vậy, nhu cầu sử dụng thảo dược để điều trị căn bệnh khó chịu này là rất cao.
2 loại thảo dược miền núi chữa bệnh dạ dày an toàn, hiệu quả
Hôm nay tôi muốn đề cập đến 2 loại Thảo dược miền núi, được các anh em đồng bào dân tộc vùng cao sử dụng trong chữa các bệnh liên quan đến dạ dày, đó là: Kê huyết đằng và Lá khôi tía.
Kê huyết đằng:
Cây kê huyết đằng là cây thuốc quý, dạng dây leo, thân dài đến 10m, có vỏ ngoài màu hơi nâu. Lá kép gồm 5 - 7 hoặc 9 lá chét. Cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15 - 20cm. Hoa màu đỏ dài 15mm, xếp rất sít nhau. Dây vỏ mịn vàng, quả màu đỏ nâu dài 12cm, có 36 hạt. Chặt cây có nhựa chảy ra màu đỏ như máu. Khi khô, tiết diện cây có nhiều vòng đen do nhựa khô lại.
Kê huyết đằng chữa đau dạ dày an toàn, hiệu quả |
Bộ phận dùng: Thân dây của cây này sau khi bỏ hết cành lá.
Phân bố:
Loại cây này thường chỉ mọc ở những khu rừng đại ngàn ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn…
Thành phần hóa học:
Trong Kê huyết đằng có Milletol. Trong rễ, vỏ và hạt có Glucozit, Tannin, chất nhựa.
Bài thuốc chữa bệnh dạ dày từ Kê huyết đằng:
Bài 1: Kê Huyết đằng từ 16 đến 20g. Sắc nước, hoặc ngâm rượu uống, có thể dùng dây nấu cao đều được.
Bài 2: Kê Huyết Đằng, Rau má (khô), Hoài sơn, Hà thủ ô đỏ, Đỗ đen (sao), Ý dĩ, Cam thảo dây mỗi thứ 12g, Đảng sâm 16g. Sắc uống 1 ngày 1 thang sẽ rất đỡ.
Lá khôi tía:
Cây khôi là 1 loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao từ 1,5 đến 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh, hoặc không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá.
Cây khôi tía, thần dược cho người mắc bệnh dạ dày cấp và mãn tính |
Lá mọc so le, phiến đá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, dài từ 25 đến 40cm, rộng từ 6 đến 10cm, mặt trên màu tím, gân lá hình mạng lưới.
Hoa mọc thành chùm, dài từ 10 đến 15cm, hoa rất nhỏ, đường kính từ 2 đến 3mm, màu trắng pha hồng tím, 5 lá đài và 5 cánh hoa.
Quả mọng, khi chín thì màu đỏ.
Cây khôi có nhiều loại, nhưng thường có 2 loại lá khôi được dùng làm thuốc chữa các bệnh về dạ dày là Khôi tía và Khôi trắng.
Khôi Tía là: Có 1 mặt lá trên màu xanh như nhung, mặt dưới có màu tím tía.
Khôi Trắng là: Hai mặt lá đều màu xanh, mặt dưới không có màu tím.
Phân bố:
Cây khôi thường mọc hoang tại những khu rừng rậm miền thượng du các tỉnh miền Bắc nước ta như: Lao Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang…và các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam…
Thành phần hóa học:
Sau khi nghiên cứu chi tiết và qua các thí nghiệm sơ bộ tại Viện đông y và Bộ môn dược lý của Trường đại học y dược công bố: Trong lá Khôi tía có chất Tanin và Glucozit. Đây là 2 chất chủ yếu có tác dụng tốt trong việc phòng, ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.
Bài thuốc chữa dạ dày từ Lá khôi tía:
Ngày uống 40 - 80g sắc với 1,5 lít nước trong khoảng thời gian 20 phút, chắt nước và uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.
Nếu dùng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Đặc biệt, lá khôi tía kết hợp với các dược liệu như nghệ vàng, ô tặc cốt, hồi đầu thảo, phục linh, ý dĩ, sa nhân, cam thảo… có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính.
Kết luận
Liên Hệ Mua Hàng
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét