20/12/18

Bạch đồng nữ, vị thuốc quý của chị em phụ nữ


Bạch đồng nữ là vị thuốc dùng để trị các chứng bệnh: Khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, đau lưng mỏi gối, huyết áp cao,...Tác dụng chính của Bạch đồng nữ là: Thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm, lương huyết.

Bạch đồng nữ không chỉ trị được các chứng bệnh mà chị em phụ nữ hay mắc phải mà nó còn có tác dụng làm đẹp như làm lành vết thương không để lại sẹo thâm, sẹo lồi.

Đặc điểm:

Bạch đồng nữ còn được gọi với tên: Bấn trắng, vậy trắng hay mò trắng. Danh pháp khoa học: Clerodendron fragrans vent

Hinh-anh-cay-bach-dong-nu
Hình ảnh cây bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ thuộc cây nhỏ cao chừng 1 – 2m, lá rộng hình trứng. Lá mọc đối, dài 10 – 20cm, rộng 10 – 15cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim hay hình hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô, mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới có màu nhạt hơn, gần như bóng, trên những đường gân hơi có lông mềm, vỏ có mùi hơi hôi đặc biệt của cây mò, cuống lá dài khoảng 10cm.

Hoa màu hồng nhạt hay trắng, có mùi thơm, mọc thành hình mâm xôi gồm rất nhiều tán, cụm hoa có đường kính khoảng 10cm. Đài hoa hình phễu, phía trên xẻ 5 thùy hình 3 cạnh tròn. Tràng hoa đường kính 1,5cm, phía dưới thành hình ống nhỏ, dài 2,5cm hay hơn, 4 nhị dính trên miệng ống tràng cùng với nhị tòi ra quá tràng. Vòi nhụy thường ngắn hơn chỉ nhị. Bầu thượng hình trứng. Quả hạch gần hình cầu, còn đài tồn tại bao ở ngoài.

Phân bố:

Là cây mọc hoang dại ở khắp các vùng miền của nước ta.

Thành phần hóa học:

Bạch đồng nữ có chứa các dược chất: Flavonoid, tanin, cumarin, acid nhân thơm, aldehyd nhân thơm và dẫn chất amin có nhóm carbonyl.

Tác dụng của cây Bấn trắng


Theo Đông y cây Bấn trắng có vị đắng, tính hàn. Vào 2 kinh tâm, tỳ. Tác dụng chính: Thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm, lương huyết. Chủ trị các chứng bệnh: Khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, đau lưng mỏi gối, huyết áp cao,...


Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý:

  • Năm 1968, Bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược khoa phối hợp với Viện YHDT nghiên cứu Bấn trắng thấy có tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch ngoại vi, có tác dụng lợi tiểu và có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm do Phenol gây ra trên tai thỏ. 
  • Bấn trắng có tác dụng chống viêm cấp tính khá tốt, biểu hiện rõ rệt ở hiện tượng giảm phù trong mô hình gây phù thực nghiệm trên chuột với Kaolin. 
  • Bấn trắng có tác dụng chống viêm mạn tính tương đối yếu trên mô hình gây u hạt thực nghiệm với Amian ở chuột. 
  • Nước sắc 3/1 của Bấn trắng đã được thử kháng sinh đồ trên các chủng vi khuẩn phân lạp từ các vết thương nhiễm khuẩn, thấy có tác dụng ức chế sự phát triển các vi khuẩn Pseudononas aeruginosa, Staphylococus aureus, Escherichia coli và các Proteus.
  • Chất đắng Clerodin chiết xuất từ lá Bấn trắng cũng có tác dụng trị giun (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Dịch P lá tươi được bơm vào hậu môn có tác dụng trị giun đũa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Cách dùng Bạch đồng nữ


Trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều: 

40 – 80g lá Bạch đồng nữ khô, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị kinh nguyệt không đều, bạch đới: 

Bạch đồng nữ, Ích mẫu, Ngải diệp, Hương phụ, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị phong thấp khớp, vàng da: 

Rễ Bạch đồng nữ sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt: 

Bạch đồng nữ 80g, Dây gắm 120g, cây Tầm xuân 8g, Đơn tướng quân 8g, Đơn mặt trời 8g, Đơn răng cưa 8g, Cà gai leo 8g, Cành dâu 8g. Sắc, chia 2 lần uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật: 

Rễ Bạch đồng nữ hoặc Xích đồng nam, sắc uống (Kinh nghiệm Bệnh Viện Lạng Sơn – Việt Nam).

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét