22/9/18

Người Bị Huyết Áp Cao Phải Biết Đến 2 Loại Thảo Dược Này

Người Bị Huyết Áp Cao


Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng huyết áp hay là lên tăng-xông, từ chữ Hypertension trong tiếng Pháp) là một bệnh mãn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Huyết áp thường được đo bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu (systolic) và huyết áp tâm trương (diastolic), dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch. Có nhiều quy chuẩn khác nhau về khoảng bình thường của huyết áp. Huyết áp lúc nghỉ thông thường nằm trong khoảng 100-140mmHg huyết áp tâm thu và 60-90mmHg huyết áp tâm trương. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi đo huyết áp của bệnh nhân thường xuyên thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.

Tăng huyết áp được phân loại thành tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát. "Tăng huyết áp nguyên phát" chiếm 90–95% số ca tăng huyết áp, dùng để chỉ các trường hợp không xác định được bệnh nguyên gây tăng huyết áp rõ ràng (vô căn). Khoảng 5–10% số ca còn lại (tăng huyết áp thứ phát) có nguyên nhân là một số bệnh tác động lên thận, động mạch, tim, và hệ nội tiết.

Tăng huyết áp gây nhiều áp lực cho tim, có khả năng dẫn đến bệnh tim do tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính trong: tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn, và bệnh động mạch ngoại biên. Ăn kiêng và thay đổi lối sống có thể cải thiện tình trạng huyết áp và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng, mặc dù vậy vẫn có thể cần điều trị kèm bằng thuốc ở những ca mà các biện pháp thay đổi lối sống không có tác dụng hoặc không giảm được đến huyết áp mục tiêu.

Điều Trị Cao Huyết Áp Bằng Thảo Dược


Y học hiện đại ngày càng phát triển, vì vậy các bệnh về huyết áp cũng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Các sản phẩm tây y có tác dụng rất tốt đến với người bị cao huyết áp, tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế là các tác dụng phụ của thuốc.

Y học cổ truyền từ xa xưa cũng có rất nhiều các bài thuốc từ thảo dược tuyệt vời để chữa trị các bệnh về huyết áp cao, huyết áp thấp. Điều tuyệt vời khi sử dụng thảo dược để điều trị bệnh là hầu như không có tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

Hôm nay, tôi sẽ bật mí cho các bạn 2 loại thảo dược có tác dụng cực kì tuyệt vời đối với những bệnh nhân cao huyết áp. Các bệnh nhân cao huyết áp khỏi lo lắng khi sử dụng 2 loại thảo dược này vì nó không hề có tác dụng phụ. Và ngoài tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp nó còn có vô số tác dụng tuyệt vời khác đến cơ thể.

Hoa Hòe – Trị Huyết Áp, Tai Biến


Theo Tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của cố GSTS Đỗ Tất Lợi:

Hoa hòe là hoa của cây hòe, còn được gọi là Hòe mễ, Hòe hoa mễ Hòe hoa thán, Hòe mễ thán, Hòe nga, Hòe giao, Hòe nhĩ.

Ngoài ra tên Hoa hòe cũng có mặt trong các sách Y học như sau: Tròn Hòe Thực ( sách Bản Kinh ), Hòe Nhụy ( sách Bản Thảo Đồ Kinh ), Hòe nhụy ( sách Bản Thảo Chính ), Thái dụng ( sách Nhật Hoa Tử Bản Thảo ), Hoà trần mễ ( sách Hòa Hán Dược Khảo ), Hòe giáp ( sách Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển ).

Hoa-hoe-chua-benh-cao-huyet-ap
Hoa hòe khắc tinh của huyết áp cao

Thành phần hóa học:

Hòe hoa có thành phần chủ yếu là hợp chất glycosid, trong đó hoạt chất chính là rutin (chiếm tối 20% trở lên). Trong Hòe giác cũng có chứa rutin nhưng tỉ lệ thấp hơn so với Hòe hoa.  Chất rutin có tác dụng bảo vệ thành mạch.

Tác dụng:

  1. Tác dụng cầm máu, tác dụng hạ huyết áp,  hỗ trợ điều trị cao huyết áp và điều trị sốt xuất huyết.
  2. Tác dụng chống tai biến mạch máu não, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não.
  3. Tác dụng chữa trĩ, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, băng huyết, tiểu tiện ra máu.
  4. Chữa chảy máu nội tạng như: Chảy máu dạ dày, đi ngoài ra máu.
  5. Có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột.
  6. Làm giảm các triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.
Chữa người có huyết áp cao, đầu choáng váng, ngón tay hơi tê, đầu óc căng thẳng, thần kinh suy nhược, mắt đau sợ chói, khó ngủ:

Hoè hoa sao, hạt Muỗng sao, hai loại bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày dùng 10-20g; hoặc dùng riêng mỗi vị 10g hãm uống thay chè.

Các bệnh khác sẽ có cách chế biến và sử dụng với liều lượng khác nhau. Các bạn tham khảo thêm tại đây.

Trà Hoa Vàng – Thần Dược Cho Sức Khỏe


Trà hoa vàng hay còn gọi là: Kim hoa trà.
Trà hoa vàng tên khoa học là: Camellia Chrysantha (Hu) Tuyama,
Danh pháp hai phần: Camellia Chrysantha.
Trà hoa vàng thuộc họ: Theaceae.
Trà hoa vàng thuộc bộ: Ericales.
Trà hoa vàng thuộc chi: Camellia.

Tra-hoa-vang-than-duoc-cho-suc-khoe
Trà hoa vàng thần dược cho sức khỏe

Thành phần hóa học:

Kim hoa trà chứa hơn 400 thành phần hoá học, không có độc và tác dụng phụ, trong đó phải kể tới Saponin, các hợp chất phenolic, amio acid, axit folic, protein, vitamin B1, B2, C, E, axit béo,.. cùng rất nhiều các thành phần dinh dưỡng tự nhiên.

Trà hoa vàng có vài chục loại axitamin, rất nhiều các nguyên tố vi lượng Ge, Se, Mo, Zn, V,.. có tác dụng bảo vệ sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.

Tác dụng:

  1. Trà hoa vàng chữa trị rất hiệu quả đối với những trường hợp cao huyết áp, có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm huyết áp trong bệnh cao huyết áp.
  2. Một số công trình nghiên cứu cho thấy chè hoa vàng giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết, chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu…
  3. Lá chè hoa vàng có thể uống, điều chỉnh các chất béo trong cơ thể, lượng đường trong máu, giải độc gan và thận, theo y học Trung Quốc công bố.
  4. Trong lá chè có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt); - Nước sắc lá chè có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài
  5. Nước sắc lá chè có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu.
  6. Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác, hưng phấn thần kinh, lợi tiểu mạnh, giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn.
  7. Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.

Cách dùng:

  • Dùng từ 2 - 5 nụ Hoa Trà hoa vàng khô cho vào ly nước, rồi đổ nước sôi vào và hãm trà trong khoảng 5 – 7 phút là dùng được. Có thể hãm lại nước thứ 2 để uống.
  • Dùng từ 10 đến 15 lá tươi của Trà hoa vàng cho vào ấm, đổ khoảng 2 – 2,5 L nước và đun sôi. Khi nước sôi, thì tắt lửa và để từ 15 – 20 phút rồi uống. có thể pha lại nhiều lần, đến khi gần hết vị trà. Lần đun sau cho ít nước hơn lần trước.

Tuy nhiên trà hoa vàng có giá không hề rẻ. Giá của nó tương xứng với những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe.

Hi vọng bài viết đã mang đến cho các bệnh nhân cao huyết áp những kiến thức tuyệt vời. Chúc các bạn luôn tràn đầy sức khỏe!

Tham khảo thông tin, giá sản phẩm Hoa hòe tại: http://thaoduocmiennui.com/hoa-hoe-on-dinh-huyet-ap-tai-bien-mach-mau-nao/

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét