30/11/18

Cỏ xước là gì? Tác dụng và cách dùng

Cây cỏ xước là gì? Đặc điểm và phân bố


Đông y sử dụng rất nhiều cây thuốc gần gũi với cuộc sống để chữa bệnh xương khớp hiệu quả. Trong đó phải kể đến cây Cỏ xước. Cỏ xước hay còn biết đến với tên: Ngưu tất nam, Thổ ngưu tất, là một loại thực vật thuộc họ Dền.

Hinh-anh-day-co-xuoc
Hình ảnh cây cỏ xước

Đặc điểm:

Là cây thân thảo sống một vài năm, cao khoảng 40  – 100cm.

Thân cây hình vuông, có lông tơ. Các mấu phình to giống như khớp đầu gối bò, đặc điểm chung một số loài ngưu tất, do vậy mà có tên ngưu (bò), tất (đầu gối).

Các cành mọc đối nhau, lá đơn nguyên mọc đối, phiến lá hình trứng hay elip, mép lá nguyên hay có khía răng cưa.

Hoa tự bông mọc ở đầu nhánh hay kẽ lá.

Ra hoa tháng 6 – 8, kết quả tháng 10.

Quả nang hình bầu dục có lá bắc tồn tại tạo thành gai nhọn, dễ bám vào quần áo khi đụng phải.

Phân bố:

Cỏ xước phân bổ khắp vùng phía đông và nam châu Á như: Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Nepal, Ấn Độ, Sri Lanka, Bhutan, Nepal, Philippines, Indonesia, Malaysia. Cũng có ở châu Phi, châu Âu và Tây Nam Á.

Chủ yếu mọc ở các vùng đất dưới độ cao 2.300 m so với mực nước biển, trên các sườn đồi, bờ sông, vệ đường hay vùng đất bỏ hoang. Ở Việt Nam thường tìm thấy Cỏ xước mọc hoang khắp cả nước ở những chỗ ven đường, nương rẫy ruộng vườn bỏ hoang nơi có ánh sáng đầy đủ và đất còn nhiều dinh dưỡng.

Thành phần hóa học:

Cỏ xước chứa 81,9% nước 3,7% protid, 9,2% glucid, 2,9% xơ, 2,3% tro; 2,6% caroten, 2,0% vitamin C.

Trong rễ có acid oleanolic (sapogenin). Hạt chứa hentriacontane và saponin 2%, acid oleanolic, saponin oligosaccharide, acid oleanolic 1,1%.

Tác dụng của Cỏ xước


Theo Đông y cây cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, lưu thông huyết. Ngoài ra nó còn có khả năng chống viêm tốt ở giai đoạn mãn và cấp tính, tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt, được sử dụng để chữa viêm khớp, phụ nữ sau sinh máu hôi không sạch làm giảm cholesterol trong máu, chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,…

Một số tác dụng cụ thể:

  • Chữa viêm gan, viêm thận 
  • Chữa trị viêm cầu thận
  • Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da
  • Chữa các chứng nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón
  • Trị viêm đa khớp dạng thấp
  • Chữa bệnh gút
  • Chữa trị mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, mờ mắt
  • Chữa sổ mũi do viêm mũi dị ứng
  • Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư
  • Chữa quai bị
  • Trị bạch hầu
  • Chống co giật

Cách dùng cây Cỏ xước


Theo kinh nghiệm dân gian, cách sử dụng cây cỏ xước hiệu quả nhất là đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sau đó đem sao vàng hạ thổ rồi mang đi sắc uống.

Cỏ xước cũng như bao vị thuốc nam, thảo dược khác đều có thể sử dụng độc vị và kết hợp được.

Sử dụng độc vị:

Dùng 15 – 20g cỏ xước khô sắc nước uống trong ngày. Uống theo liệu trình từ 10 – 15 ngày 1 đợt.

Sử dụng kết hợp với các vị thuốc nam khác:

Trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp: 

Rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, tang ký sinh, dây đau xương mỗi vị 16g; tục đoạn, đương quy, thục địa, bạch thược, đảng sâm, tần giao, độc hoạt mỗi vị 12g; quế chi, xuyên khung mỗi vị 8g; cam thảo, tế tân mỗi vị 6g.

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống liên tục trong 10 ngày.

Chữa viêm gan, viêm thận (kể cả viêm bàng quang, đái vàng thẫm, đái đỏ, đái ra sỏi): 

Cỏ xước, cỏ tháp bút, mộc thông, mã đề, sinh địa, rễ cỏ tranh mỗi vị 15g.

Sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch 15g, chia ba lần.

Kết luận


Là một vị thuốc quanh ta, mọc hoang dại nhưng lại có vô số công dụng hữu ích. Còn rất nhiều bài thuốc hay sử dụng cây Cỏ xước, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông qua internet.

Mọi thông tin về các sản phẩm thảo dược miền núi các bạn hãy liên hệ đến hotline bên dưới. Chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng nhất, 100% đến từ thiên nhiên với giá cả cạnh tranh nhất thị trường Việt Nam.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com



29/11/18

Đặc điểm, phân bố, tác dụng và cách dùng cây Cối xay

Cây Cối xay là gì? Đặc điểm và phân bố


Cây Cối xay là một thảo dược trong dân gian và cũng đã được sử dụng trong Đông y từ rất lâu. Cây cối xay thường mọc hoang dại tại vùng nhiệt đới Châu Á, nó còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau: Cây dằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo,...

Hinh-anh-cay-coi-xay
Hình ảnh cây cối xay

Đặc điểm: 

Là một loại cây thuộc Họ Cẩm quỳ. Thuộc họ Bông (Malvaceae).

Cây cối xay thường mọc thành bụi nhỏ với chiều cao khoảng 1 – 1,5m.

Toàn bộ các phần của cây đều mang lông măng.

Lá mềm, hình tim đầu nhọn dày và có bề rộng khoảng 7 – 10cm.

Hoa vàng to mọc ở kẽ lá, đơn màu vàng, cuống hoa dài bằng cuống lá.

Đài 5 răng không có tiểu đài. Nhụy gồm tới 20 lá noãn. Toàn bộ trông giống cái bánh xe hay cái cối xay. Mỗi lá noãn chứa tới ba hạt, nhẵn, màu đen nhạt hình thận.

Phân bố:

Là một loại thảo dược mọc hoang dại ở các nước nhiệt đới châu Á, Malaixia, Indonesia.

Tại Việt Nam cây cối xay mọc khắp nơi trên cả nước.Cây cối xay thường mọc ở những bãi đất khô.

Thành phần hóa học:

Lá cây cối xay chứa nhiều chất nhầy và asparagin.

Cây chứa tinh dầu với các thành phần là b-pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol.

Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic.

Rễ chứa dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một alcaloid chưa xác định.

Tác dụng của cây cối xay


Theo Đông y, cây cối xay có vị ngọt, tính bình. Cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm, lợi tiểu. Ngoài ra nó có thể thăng thanh, giáng trọc, khai khiếu, hoạt huyết, chữa tai điếc rất tốt.

Thường người ta dùng lá giã đắp mụn nhọt hay sắc uống thông tiểu tiện, cho mát, chữa sốt, tiểu tiện đỏ. Có khi dùng cả rễ và lá.

Một số tác dụng cụ thể:


  • Chữa sổ mũi, sốt cao, đau đầu dữ dội, viêm tuyến mang tai truyền nhiễm.
  • Trị tật điếc, ù tai, đau tai (khiếm thính).
  • Điều trị bệnh lao phổi.
  • Giảm niệu (tiểu tiện vàng, đỏ hoặc đái dắt, đái buốt).

Cách dùng cây cối xay


Là một loại thảo dược có vị ngọt tính bình nên cây cối xay được sử dụng trong khá nhiều bài thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc thường dùng đến vị thuốc này:

Trị bệnh đau tai, tật điếc: 

Cối xay 60g hoặc 20 – 30gr quả, nấu với thịt lợn mà ăn. Phương pháp này dùng để trị bệnh đau tai.

Còn đối với tật điếc thì dùng: Rễ cây cối xay, Mộc hương, Vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn.

Sau khi đẻ, phù thũng: 

Lá cối xay 20 – 30gr, Ích mẫu 12 – 16gr, nấu với 300ml nước, sắc còn 150ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

Cối xay trị kiết lỵ hay mắt cá màng mộng: 

Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g, sắc uống.

Chữa tiểu tiện bí, tiểu rắt, tiểu buốt: 

Cây cối xay 30g, bông mã đề 20g, rễ tranh 20g, râu bắp 12g, cỏ màn trầu 8g, rau má 12g, nấu với 650ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

Chữa cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt: 

Cây cối xay 12-16g, lá tre 8g, bạc hà 6g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 12g, nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

Kết luận


Cối xay là vị thuốc dân gian được sử dụng từ rất lâu trong Đông y. Có rất nhiều bài thuốc có sự góp mặt của vị thuốc này, tuy nhiên bài viết này tôi chỉ giới thiệu một số bài thuốc liên quan trực tiếp đến những tác dụng chính của nó.

Mọi thông tin về các sản phẩm thảo dược miền núi, quý bạn đọc muốn tham khảo thêm thì click vào đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


28/11/18

Đặc điểm, phân bố, tác dụng và cách dùng nấm Vân chi

Nấm Vân chi là gì? Đặc điểm và phân bố


Nấm Vân chi là một loại nấm quý nhưng được khá ít người biết đến. Nói đến nấm quý thì thường người ta sẽ nghĩ ngay đến các loại nấm Linh chi chứ ít ai biết còn một loại nấm vô cùng quý hiếm và nhiều công dụng hơn cả các loại nấm Linh chi.

Hinh-anh-nam-van-chi
Hình ảnh nấm vân chi

Đặc điểm của nấm Vân chi:

Nấm Vân chi thuộc bộ  Polyporales. Có tên khoa học Trametes versicolor. Tên tiếng Anh là Turkey tails, tiếng Nhật là Kawaratake, tiếng Trung Quốc là Yun Zhi.

Nấm có đặc điểm mũ rất dẹt, thịt mũ có độ độ dày trung bình từ 1 – 3mm. Trên mặt của mũ nấm có vô số các vòng đồng tâm hình bán nguyệt. Trên bề mặt còn chứa các lông rất nhỏ khi chạm vào cảm nhận giống như là chạm vào da.

Thịt nấm màu trắng. Bào tử hình viên trụ, vô màu, kích thước 5 – 7mm  x 3 – 5mm.

Trong tự nhiên loại nấm này thường mọc trên các thân gỗ mục.

Phân bố:

Nấm Vân chi có nguồn gốc từ Trung quốc, Nhật Bản và một số nước khác thuộc khu vực Đông Á. Tại Việt Nam, nấm được nuôi trồng bằng công nghệ đơn giản giống như nuôi trồng các loại Nấm sò hay mộc nhĩ...

Thành phần hóa học:

Các nhà khoa học tìm thấy trong nấm Vân Chi loại hợp chất đa đường PSK (polysaccharide loại Krestin) và loại đạm đa đường PSP(polysaccharopeptid PSP) có tác dụng ức chế tế bào ung thư và nâng cao hoạt tính miễn dịch của cơ thể.

Thành phần của các chất PSK và PSP là tương đối giống nhau về mặt hóa học và có trọng lượng phân tử vào khoảng 100 kDa.

Thành phần polypeptid của chúng có chứa một lượng lớn axit aspartic và axit glutamic.

Thành phần polysaccharide thì được kết cấu bởi các mạch đường đơn monosaccharide được liên kết với nhau bởi các cầu nối α-(1-4) và β-(1-3) glucosid.

PSK và PSP khác nhau chủ yếu ở chỗ PSK có chứa đường fucoza và PSP thì chứa đường rhamnose và arabinose.

Ngoài ra cả hai còn chứa các chất galactose, mannose và xylose.

Tác dụng của nấm Vân chi


Cách đây 2000 năm nấm Vân chi đã được mang vào sử dụng trong Đông y tại Trung Quốc. Chúng chủ yếu được sử dụng trong các bài thuốc tăng cường sức khỏe, phòng, chống và ức chế các tế bào ung thư ác tính. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ vượt trội của khoa học ngày nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra và chứng minh được nhiều hơn những tác dụng của loại nấm này.

Nấm Vân chi không chỉ chứa các thành phần hóa học giúp ức chế, ngăn ngừa tế bào ung thư mà chúng còn được sử dụng trong điều trị HIV thể type 1 và điều trị bệnh viêm gan B...

Nghiên cứu thực hiện bởi Munroe và cộng sự cho thấy số lượng các tế bào tiêu diệt tự nhiên (Natural killer cell – chuyên tiêu diệt nhiều loại tế bào lạ) trong cơ thể các bệnh nhân suy giảm miễn dịch đã tăng 35% khi họ được điều trị bằng polysaccharid chiết từ nấm Vân Chi.

Các chất chiết xuất từ nấm Vân Chi còn được chứng minh là có tác dụng chống lại sự xâm nhiễm của virus HIV type 1, ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào tế bào miễn dịch, ngăn chặn sự sinh sôi của virus.

Nghiên cứu thực hiện với các bệnh nhân trên 35 tuổi, HIV dương tính, được điều trị bổ sung bằng chế phẩm từ nấm Vân Chi cho thấy kết quả khả quan. Sau 15 ngày điều trị với hàm lượng chế phẩm sử dụng là 3g/ngày, số lượng các tế bào bạch cầu trong cơ thể các bệnh nhân đều tăng lên khoảng 27% so với các trường hợp không được điều trị, và con số này giảm xuống còn 14,1 % nếu lượng chế phẩm sử dụng cho điều trị được giảm đi một nửa. Sau 45 ngày điều trị kết hợp cả hai chế độ, số lượng bạch cầu trong cơ thể các bệnh nhân tăng 45,2%.

Ngoài ra, nhờ khả năng chống lại tác động gây hại của các tác nhân oxy hóa tự do, kiềm chế tác hại và kìm hãm sự phát triển các khối u, đồng thời cũng giúp tăng cường chức năng của gan, tăng cảm giác ngon miệng, điều hòa hệ thần kinh và làm giảm đau các vết thương.

Polysaccharid trong nấm có tác dụng kéo dài thêm thời gian sống ít nhất là 5 năm cho các bệnh nhân ung thư thực quản. Ngoài ra còn giúp cải thiện sức khỏe, giảm đau và tăng cường khả năng miễn dịch ở 70 – 97 % các bệnh nhân ung thư dạ dày, thực quản, ung thư phổi, ung thư buồng trứng và cổ tử cung. Nhiều báo cáo cũng cho thấy hiệu quả tác động trên tế bào ung thư biểu mô (carcinoma), các sarcoma và các tế bào ung thư máu, ung thư vú.

Cách dùng nấm Vân chi hiệu quả


Nấm Vân chi có thể sử dụng bằng nhiều phương pháp đơn giản như xay thành bột, pha trà uống thay nước, sử dụng trong các món ăn hoặc kết hợp với các vị thuốc nam khác...

Xay thành bột để sử dụng là phương pháp được các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng. Tuy nó làm cho người dùng cảm giác khó chịu bởi đặc tính không tan trong nước nhưng nó đem lại hiệu quả cao nhất.

Sắc nước uống:

Mỗi ngày sử dụng từ 5 – 7gram sắc với 2 lít nước. Sau khi đun sôi thì để nhỏ lửa khoảng 10 – 15 phút rồi mới mang đi sử dụng. Có thể sắc lại 2 – 3 lần nước để chiết xuất hết các dược chất trong nấm Vân chi.

Sử dụng trong các món ăn:

Nấm Vân chi mang đi nấu canh với thịt hoặc để chưng, hầm thành một món súp độc đáo. Tuy có vị đắng nhưng nó sẽ giúp bồi bổ cơ thể cho những người vừa ốm dậy, phụ nữ cho con bú cần lại sữa và người già yếu.

Kết luận


Như vậy là tôi cũng đã khái quát về nấm Vân chi, một loại thảo dược miền núi cực kỳ quý hiếm. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần có một số lưu ý như sau:

Để đạt hiệu quả tốt nhất mọi người nên sử dụng nấm Vân chi vào buổi sáng lúc bụng còn đói.

Uống nhiều nước sắc từ nấm sẽ giúp giải độc cơ thể tốt hơn.

Đặc điểm của nấm là có vị đắng vì vậy để dễ sử dụng các bạn nên cho một chút cam thảo hoặc táo tàu sẽ giúp sử dụng dễ dàng hơn.

Khi sử dụng sẽ có triệu chứng đi tiểu nhiều lần, nhưng đừng lo đó không phải tác dụng phụ, đó là lúc nấm đang phát huy tác dụng giải độc cho cơ thể.

Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm thảo dược miền núi quý hiếm, chất lượng, uy tín các bạn click vào đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


27/11/18

Đặc điểm, tác dụng và cách dùng Giảo cổ lam

Đặc điểm, phân bố Giảo cổ lam


Giảo cổ lam còn được người dân Trung Quốc gọi là “Thuốc trường sinh”. Sở dĩ có tên thuốc trường sinh bởi ở tỉnh Quý Châu, nơi mà người dân sống rất thọ bởi họ sử dụng trà cây giảo cổ lam mỗi ngày.

Hinh-anh-cay-giao-co-lam
Hình ảnh cây giảo cổ lam tươi và khô

Giảo cổ lam còn được biết đến với nhiều cái tên: Cổ yếm, Thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trường sinh thảo.

Tại Việt Nam vào năm 1997 giáo sư Phạm Thanh Kỳ (Đại học Dược Hà nội) đã phát hiện cây “Thất diệp đảm” trên núi Phan Xi Păng và được giáo sư Vũ Văn Chuyên (Đại học Dược Hà nội) xác định đúng là loại Gynostemma pentaphyllum (Giảo cổ lam).

Cây này còn được gọi là nhân sâm phương Nam hay nhân sâm 5 lá, mặc dù thực tế lọai này không có họ hàng gì với nhân sâm đích thực. Cây này cũng được dùng ở Nhật Bản với tên amachazuru, ở Hàn Quốc với tên gọi dungkulcha và nhiều nước khác.

Đặc điểm:

Cây trường sinh có  danh pháp khoa học là Gynostemma pentaphyllum thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Nó là một loài cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá.

Hoa đơn tính khác gốc, cây đực và cây cái riêng biệt.

Lá đơn xẻ chân vịt rất sâu trông như lá kép chân vịt.

Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau, xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.

Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm.

Phân bố:

Giảo cổ lam mọc ở độ cao 200 - 2.000 m so với mực nước biển, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước châu Á khác. Tại Việt Nam chúng được tìm thấy với số lượng nhỏ tại một số tỉnh thành miền núi phía Bắc.

Thành phần hóa học:

Thành phần hóa học chính của giảo cổ lam là flavonoit và saponin. Số saponin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 - 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hóa học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit). Ngoài ra giảo cổ lam còn chứa các vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan, phốtpho...

Tác dụng của Giảo cổ lam


Những tác dụng chính của Giảo cổ lam: Giúp điều hòa ổn định huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, hạ mỡ máu bao gồm cả hạ cholesterol toàn phần và triglyceride, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, các bệnh tim mạch cũng như tai biến.

Đây cũng là một dược liệu vô cùng tốt cho các bệnh nhân bị tiểu đường, tiểu đường tuýp 2, giúp làm giảm đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, bảo vệ gan bằng cách tăng cường thải độc cho gan, tái tạo tế bào gan. Đặc biệt hơn, giảo cổ lam còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư não, phổi, dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến giáp, tuyến tiền liệt,…

Trong làm đẹp nó cũng có vô số tác dụng như: Giảm béo, giảm lượng mỡ thừa ở bụng, mỡ đùi đồng giúp giảm quá trình lão hóa của cơ thể. Sử dụng trà trường sinh thảo thường xuyên giúp ăn ngon, giảm mệt mỏi, giảm căng thẳng, suy nhược cơ thể.

Cách dùng Trường sinh thảo


Trong tất cả các bộ phận của Trường sinh thảo thì lá cây là bộ phận chứa nhiều dược chất nhất, thường thì sau khi thu hái lá sẽ được làm sạch và mang đi sấy khô hoặc băm nhỏ trước khi sấy khô giúp người dùng dễ sử dụng hơn. Sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng sẽ có nhiều cách để sử dụng, tuy nhiên cách đơn giản và dễ làm nhất đó là pha trà để uống.

Cách pha trà độc vị:

Pha trà độc vị tức là chỉ sử dụng duy nhất Trường sinh thảo khô để pha nước uống. Mỗi lần sử dụng chỉ nên pha 20g trường sinh thảo khô. Thời gian sử dụng tốt nhất là sáng sớm và đầu giờ chiều.

Kết hợp với Cây xạ đen và Cà gai leo:

Ngoài cách sử dụng độc vị thì trường sinh thảo cũng có thể kết hợp với những vị thuốc nam khác để pha trà.

Trường sinh thảo: 30g

Cây xạ đen: 30g

Cà gai leo: 20g

Cách pha trà thì cũng khá đơn giản, chỉ cần cho tất cả nguyên liệu trên vào bình giữ nhiệt, sau đó đổ nước đun sôi vào, đậy nắp khoảng 15 phút cho nước ngấm kỹ vào trà là có thể mang ra sử dụng được.
Sử dụng thường xuyên loại trà này giúp bảo vệ sức khỏe, tăng cường đề kháng. Ngoài ra nó còn giúp phòng chống sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, viêm gan B...

Kết luận


Giảo cổ lam là một loại thảo dược miền núi quý, cực kỳ tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đã là thuốc thì sử dụng phải có liều lượng nhất định, không sử dụng theo cảm tính. Cái gì dùng nhiều quá hay ít quá đều không tốt, sử dụng vừa đủ sẽ giúp chúng ta đạt được hiệu quả tốt nhất từ dược tính của các loại thảo dược.

Lưu ý, trà giảo cổ lam không nên sử dụng vào buổi tối, đặc biệt là trước lúc đi ngủ, nó sẽ làm bạn mất ngủ và mệt mỏi bởi sự kích thích tế bào thần kinh.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


26/11/18

Đặc điểm, tác dụng và cách dùng cây Mật nhân

Mật nhân là gì?


Mật nhân là một trong số ít những loại thảo dược được cả thế giới sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Ở mỗi nước cây Mật nhân lại được biết đến với nhiều cái tên khác nhau:

Hinh-anh-cay-mat-nhan
Hình ảnh cây mật nhân


  • Tại Malaysia: tongkat ali, pasak bumi, penawar pahit, penawar bias, bedara merah, bedara putih, lempedu pahit, payong ali, tongkat baginda, muntah bumi, petala bumi, Malaysian ginseng, tongkat ali.
  • Tại Indonesia: tongkat ali, pasak bumi, bidara laut (tiếng Indonesia), babi kurus (tiếng Java).
  • Tại Việt Nam: bá bệnh, mật nhân, bách bệnh, bá bịnh, mật nhơn.
  • Tại Lào: tho nan.
  • Tại Thái Lan: tung saw; lan-don, hae phan chan, phiak, plaa lai phuenk.
  • Tại Mỹ và châu Âu: long jack.


Đặc điểm:

Bá bệnh thuộc cây bụi thân mảnh, sinh trưởng ở tầng rừng thấp, trên đất sỏi, ưa chua và dẫn lưu nước tốt.

Cây có kích thước trung bình, có thể cao từ 10 – 20m, cây thường ít phân nhánh. Lá kép lông chim chẵn có thể dài đến 1 mét, cuống lá màu nâu đỏ. Mỗi lá kép gồm 30 – 40 lá chét, hình mũi mác hoặc hình trứng ngược. Mỗi lá chét dài khoảng 5 – 20 cm, rộng 2 – 6 cm, mặt trên của lá màu xanh, mặt dưới màu trắng.

Hoa mọc thành cụm hình chùy ở nách lá, màu đỏ nâu, có nhiều lông tơ mịn. Hoa lưỡng tính, cánh hoa nhỏ, rất mềm. Quả hạch cứng, hình trứng, nâu vàng khi còn non và trở thành nâu đỏ khi chín. Vỏ và rễ thường có màu trắng hoặc vàng ngà.

Phân bố:

Mật nhân là loài cây bản địa tại Malaysia và Indonesia, phân bố ít hơn tại các nước Thái Lan, Việt Nam, Lào và Ấn Độ. Ngày nay Mật nhân không chỉ được sử dụng rộng rãi ở các nước khu vực Đông Nam Á. Tại Mỹ và các nước Châu Âu sử dụng Mật nhân làm nước uống hoặc sử dụng dưới dạng thực phẩm bổ sung.

Thành phần hóa học:

Theo nghiên cứu khoa học Mật nhân bao gồm: 1 - 2% tinh dầu trong đo 75 - 90% là hoạt chất Cinnamaldehyde, cynnamyl acetate, phenyl, propyl, acetate, và tannin.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Mật nhân có chứa 40% glycosaponin, 30% polysaccharit và 22% eurypeptit. Đây là các hoạt chất giúp tế bào leydig ở tinh hoàn tăng cường sản xuất testosterone nội sinh.

Tác dụng 


Theo Đông y Mật nhân có vị đắng tính mát đi vào 2 kinh: Can và Thận. Với khả năng tăng cường sản xuất testosterone nội sinh ở tinh hoàn nên chúng dược ứng dụng nhiều trong các bài thuốc giúp tăng cường sinh lý nam giới, cản thiện chức năng thận...

Ở Indonesia và Malaysia, rễ cây được dùng để tăng sinh lực, cải thiện chứng trầm cảm sau sinh, tăng cường sức khỏe tình dục, giảm sốt, trị giun sán đường ruột, bệnh lỵ, tiêu chảy, khó tiêu và vàng da...
Ở Việt Nam, hoa và quả được dùng trị bệnh lỵ, rễ dùng trị sốt rét và sốt...

Ở Mỹ, Indonesia và Malaysia, Mật nhân được dùng rộng rãi ở dạng thương mại. Rễ cây có vị đắng mạnh, được dùng làm chất bổ sung trong thực phẩm và thức uống.

Với vai trò là chất bổ sung, Mật nhân được khuyến cáo giúp tăng cường sức khỏe tình dục, tăng sinh lực và sức bền, tăng lưu thông máu và testosterone. Tuy nhiên chỉ với công nghệ chiết xuất cao cấp mới có thể đảm bảo giữ được 100% hoạt tính của Mật nhân, mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các vấn đề sức khỏe.

Ở thị trường thức uống, nó là thành phần thông dụng trong cà phê và thức uống tăng cường năng lượng.

Dưới đây là một số tác dụng cụ thể của cây Bá bệnh:


  • Làm ấm dạ dày, khử khí lạnh, bổ huyết, khai thông kinh mạch và giảm đau.
  • Hoạt chất phenylpropionic trong nhục quế có tác dụng hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt, giúp tăng lưu lượng máu, thúc đẩy tăng cường tuần hoàn máu.
  • Giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm cholesterol LDL xấu và nồng độ triglycerids (một axit béo trong máu).
  • Giảm lượng đường trong máu, rất tốt cho các trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Phòng chống các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch.
  • Kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Giúp cơ thể giảm căng thẳng, tăng cường trí não.
  • Tăng sức đề kháng, chống khuẩn và các bệnh truyền nhiễm khác.
  • Giảm đau cho các trường hợp viêm khớp.
  • Tăng cường lưu thông máu, tốt cho các trường hợp rối loạn cương dương, liệt dương do máu không lưu thông đều đến dương vật.

Cách dùng hiệu quả


Toàn bộ các bộ phận như rễ cây, thân cây, lá cây và quả đều có thể thu hái và chế biến thành các vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á thường sử dụng luôn nguyên liệu thô để làm các vị thuốc chữa bệnh, còn tại khu vực Châu Âu họ sẽ tinh chiết các hoạt chất từ nguyên liệu thô để sử dụng trong các thực phẩm bổ sung hoặc nước uống.

Một số cách sử dụng cụ thể:

Sử dụng mật nhân để ngâm rượu:

Ngâm rượu mật nhân là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất, bởi nó vừa đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả đem lại vô cùng tuyệt vời.

Tuy nhiên, rượu mật nhân có vị đắng khá khó uống nên không phải ai cũng có thể sử dụng được.
Muốn có một bình rượu mật nhân dễ uống thì bắt buộc chúng ta phải ngâm cùng với một số vị thuốc có tác dụng làm giảm vị đắng của Mật nhân như: Táo mèo, chuối hột, nho khô, sáp ong, mật ong...
Rượu Mật nhân có tác dụng mạnh đến sức khỏe sinh lý nam giới. Giúp tăng cường chức năng thận, tăng sức đề kháng của cơ thể.

Kết hợp Mật nhân với Cà gai leo trị sơ gan, viêm gan:

Nguyên liệu:

Cà gai leo: 30g.
Mật nhân: 10g.

Cách làm: 

Nấu hỗn hợp với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút. Chắt nước uống hàng ngày, cách bữa ăn tầm 20 phút. Kết hợp với xạ đen khi đó mùi vị sẽ dễ uống hơn và đem lại hiệu quả cao hơn.

Ngoài việc sử dụng trong các vị thuốc, mật nhân có thể sử dụng làm thực phẩm, làm gia vị cho các món ăn như gà tần, canh thịt dê, canh bàng quang lợn nấu với nhục quế, có tác dụng bổ thận tráng dương hiệu quả.

Kết luận


Mật nhân là một vị thuốc quý, không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới đều sử dụng chúng làm thuốc chữa bệnh. Khi sử dụng đúng cách, đúng chỉ dẫn của các lương y thì hiệu quả sẽ đạt được tối đa, vì vậy không nên tự ý sử dụng theo cảm tính, rất dễ mắc phải sai lầm đáng tiếc.

Mọi thông tin chi tiết về các sản phẩm thảo dược chất lượng cao các bạn liên hệ đến “Thảo dược miền núi”.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


25/11/18

Đặc điểm, tác dụng cây Rễ vàng

Cây rễ vàng là gì? Đặc điểm, phân bố


Cây rễ vàng là một thảo dược sống lâu năm, đồng bào người Mông sử dụng chúng trong việc điều trị cảm cúm và bệnh lao. Trong Đông y cây rễ vàng cũng được sử dụng từ lâu, phổ biến hơn cả là dùng trong các bài thuốc giúp duy trì sức bền và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Hinh-anh-cay-re-vang
Hình ảnh cây rễ vàng

Đặc điểm:

Cây rễ vàng thuộc loại thân thảo cao khoảng 30 - 60 cm. Lá mọc đối so le, mọc từ thân. Mép lá có răng cưa lá giòn và hơi dày như lá bạc hà có màu xanh vàng. Rễ chùm thường nhỏ bằng ngón tay út, màu vàng. Cây con có rễ cọc nhỏ, cây già có bộ rễ chùm. Vỏ ngoài rễ có màu vàng hơi đỏ, khi nhai có mùi thơm thuốc Bắc nhưng không có vị.

Người vùng cao thường lấy rễ chữa bệnh ho.

Phân bố:

Cây thường sống lẫn với cây cỏ danh nơi ưa sáng ở khu vực nương, rẫy. Được tìm thấy nhiều tại các khu vực miền núi phía Bắc nước ta: Hà Giang, Lai Châu, Sơn La....

Cây rễ vàng cũng được trồng ở các trang trại của nước Nga nhằm mục đích làm mỹ phẩm giúp trẻ hóa làn da.

Thành phần hóa học:

Rhodiola là chất kích thích mạnh; giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng huyết áp, bài tiết mật, và tăng cường chức năng các tuyến nội tiết, chức năng tuyến thượng thận; tăng cường hoạt động thể chất và tinh thần.

Tanin: là hoạt chất tập trung nhiều ở rễ của cây rễ vàng. Tanin là hoạt chất thuộc nhóm pyrogallic.
Antraglikozidy, tinh dầu, axit hữu cơ (oxalic, citric, malic, galic, succinic).

Phần lớn các loại đường, protein, chất béo, sáp, sterol, các hợp chất không bão hòa, phenolic, glycosides, flavonoid và rất giàu mangan.

Tác dụng của cây rễ vàng


Theo Đông y cây rễ vàng có chức năng bảo vệ tốt hơn cả nhân sâm. Trong thân và rễ của cây chứa hơn 140 thành phần hoạt tính sinh học. Chúng được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư, lao phổi, bệnh tiểu đường, ngăn ngừa cảm lạnh, cúm, tổn thương gan. Cải thiện thính giác, giúp tăng cường hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch của cơ thể.

Trong mỹ phẩm cây rễ vàng sử dụng vì chứa các hoạt chất chống lão hóa tuyệt vời.

Một số tác dụng cụ thể:

Làm giảm mức độ căng thẳng, có tác dụng an thần và kéo dài tuổi thọ.

Tăng cường chức năng tuyến giáp mà không gây cường giáp.

Làm chậm quá trình lão hóa do tuổi tác, trì hoãn quá trình mãn dục nam giới hiệu quả.

Giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi: 

Khi cơ thể mệt mỏi, cây rễ vàng sẽ giúp cơ thể điều tiết, và kiểm soát sự căng thẳng của tinh thần. Adaptation trong cây rễ vàng có công dụng làm tăng cường hoạt động của các tế bào, giúp tế bào sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Phục hồi và tăng cường chức năng cơ bắp: 

Rhodiola có tác dụng tăng cường nồng độ enzyme và một số protein quan trọng đối với các nhóm cơ trong quá trình phục hồi cơ sau mỗi lần luyện tập, đồng thời tăng cường trí nhớ và sức bền cơ thể trong quá trình đào thải độc tố ra ngoài.

Tăng trí nhớ: 

Giúp tập trung trí nhớ cao độ, cải thiện trí nhớ và việc sử dụng năng lượng của tế bào não.

Các vấn đề về tim mạch: 

Cây rễ vàng có thành phần tác động trực tiếp đến tuyến thượng thận, khiên tuyến thượng thận giảm sản xuất hooc môn catecholamine và corticosteroid khi cơ thể bị căng thẳng mệt mỏi. Hai loại nội tiết tố này sẽ làm tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol, kali gây nguy hiểm đối với bệnh tim mạch. Cây rễ vàng cũng thúc đẩy quá trình hấp thu canxi, tác động trực tiếp đến sự co bóp tim, giúp điều hòa tim mạch.

Ngoài ra, cây rễ vàng còn giúp tăng cường chức năng thính giác, điều hòa nồng độ đường trong máu đối với các bệnh nhân tiểu đường, bảo vệ gan, kích hoạt cơ thể đốt cháy mỡ thừa giúp quá trình giảm cân đạt hiệu quả tối ưu.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


24/11/18

Đặc điểm, tác dụng và cách dùng cây Mã đề

Đặc điểm, phân bố cây Mã đề


Cây Mã đề còn được gọi với tên: Xa tiền, Mã tiền á và có tên khoa học là Plantago asiatica L. Cây phân bố rộng khắp Thế giới, ở Việt Nam cũng có 1 chi của cây Mã đề.


Hinh-anh-cay-ma-de
Hình ảnh cây mã đề

Đặc điểm:

Phần lớn các loài thuộc chi Mã đề là cây thân thảo, mặc dù có một số ít loài là dạng cây bụi nhỏ, cao tới 60 cm. Lá của chúng không có cuống, nhưng có một phần hẹp hơn gần thân cây, là dạng cuống lá giả. Chúng có 3 hay 5 gân lá song song và tỏa ra ở các phần rộng hơn của phiến lá. Các lá hoặc là rộng hoặc là hẹp bản, phụ thuộc vào từng loại. Các cụm hoa sinh ra ở các cuống thông thường cao 5 – 40 cm, và có thể là một nõn ngắn hay một cành hoa dài, với nhiều hoa nhỏ, được thụ phấn nhờ gió.

Mã đề là cây sống lâu năm, tái sinh bằng nhánh và hạt, thân cao khoảng 10 – 15 cm. Lá có cuống dài, hình trứng dài 5 – 12 cm, rộng 3,5  – 8 cm, đầu hơi tù, hơi có mũi nhọn. Mã đề rất dễ nhận ra bởi phiến lá hình thìa, đôi khi hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài 10 – 15 cm, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp chéo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Mùa hoa nở trong tháng 7 – 8. Hoa thụ phấn nhờ gió và phát tán bằng hạt. Quả hộp trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Hạt rất nhỏ nhưng có thể thu hoạch và nghiền nát để trích lấy dung dịch keo bột. Một cây có thể sản sinh hàng ngàn hạt, hạt khuếch tán nhờ gió.

Phân bố:

Cây mã đề được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khác nhau, từ những vùng ẩm ướt ở đồng bằng, vùng ven biển cho đến các khu vực bán sơn địa và vùng núi cao. Loài cây này trở thành loài cỏ dại có tính quốc tế, trở thành loài cây xâm nhập nguy hiểm ở một số nước.

Các chi mã đề mọc ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Châu Mỹ, Châu Á, Úc, New Zealand, Châu Phi và Châu Âu. Nhiều loài trong chi phân bổ rộng khắp thế giới như là một dạng cỏ dại.

Riêng loài Mã đề Plantago asiatica (tên đồng nghĩa: Plantago major subsp. major hay Plantago major) có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt đới ở Nam Á, được dùng làm thuốc từ lâu đời ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Ở Việt Nam cây mã đề lá lớn được trồng phổ biến để làm rau và cây mã đề lá nhỏ mọc hoang dại trên khắp cả nước chủ yếu được dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học:

Trong lá cây Mã đề giàu canxi và các khoáng chất khác, với 100 gram lá chứa một lượng vitamin A tương đương với củ cà rốt. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.

Tác dụng của cây Mã đề


Theo quan điểm của Đông y, cây Mã đề được dùng làm thuốc là cây mọc hoang dại trong tự nhiên, giống cây Mã đề được trồng là giống Mã đề lá lớn có giá trị dược liệu kém hơn các giống Mã đề hoang dại (lá nhỏ) mọc trong môi trường tự nhiên.

Mã đề có nhiều nhiều công dụng trong Đông y, nó có vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang. Tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu...

Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam...

Tại Ấn Độ, chất nhầy được chiết xuất bằng cách nghiền vỏ hạt của một loại mã đề có tên Plantago ovata để bào chế loại thuốc nhuận tràng được bán như là Isabgol, một loại thuốc nhuận tràng để điều trị chứng đường ruột bất thường và táo bón. Nó cũng được sử dụng trong một số ngũ cốc để điều trị chứng cao cholesterol mức độ nhẹ tới vừa phải cũng như để làm giảm lượng đường trong máu. Nó đã từng được sử dụng trong y học Ayurveda và Unani của người dân bản xứ cho một loạt các vấn đề về ruột, bao gồm táo bón kinh niên, lỵ amip và bệnh tiêu chảy.

Tại Bulgaria, lá của Plantago major được sử dụng làm thuốc để chống nhiễm trùng ở các vết đứt hay vết xước nhờ các tính chất kháng trùng của nó.

Cách dùng cây Mã đề


Cây mã đề được dùng trong nhiều bài thuốc và chữa nhiều bệnh khác nhau. Mã đề vừa có thể sử dụng làm thực phẩm hằng ngày cũng vừa có thể điều chế thành vị thuốc trong Đông y.

Lá cây Mã đề được dùng làm rau. Ở Việt Nam lá cây Mã đề non được dùng làm rau như các loại rau cải khác. Lá rau Mã đề non được dùng để ăn sống cùng các loại rau ghém khác, nhất là ăn chung với các loại rau rừng. Lá rau Mã đề non cũng được dùng để xào, nấu các món canh rau mặn và chay. Canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như: rượu, cà phê, gia vị...

Nhiều nước ở Châu Á và vùng Đông Nam Á khác đều dùng lá cây Mã đề non để làm rau. Ở Nhật Bản rau Mã đề được dùng để ăn sống và nấu các món súp hải sản truyền thống. Ở Nam Mỹ và người bản địa Bắc Mỹ dùng lá Mã đề non để ăn như món salad xanh và lá già dùng để hầm, nấu với thịt.

Ngoài ra các bộ phận của mã đề cũng có thể đem thái nhỏ, sấy khô, sao vàng để sử dụng làm vị thuốc trong Đông y. Từ cây mã đề có thể cho ra 3 vị thuốc sau:

  • Xa tiền tử: Semen plantaginis là hạt phơi khô hay sấy khô.
  • Mã đề thảo (xa tiền thảo): Herba plantaginis là toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô.
  • Lá mã đề: Folium plantaginis là lá tươi hoặc sấy khô.

Kết luận

Mã đề là một loại thảo dược không hiếm nhưng lại có khá nhiều công dụng, đặc biệt là tốt cho thận. Mã đề có vị ngọt tính lạnh nên giải độc rất tốt cho cơ thể.

Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm thảo dược quý các bạn tham khảo tại đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


23/11/18

Đặc điểm, tác dụng và cách dùng Cẩu kỷ tử

Đặc điểm, phân bố Cẩu kỷ tử


Cẩu kỷ tử là một vị thuốc quý trong Đông y, đã được sử dụng từ rất lâu, nó còn được biết đến với tên gọi: Củ khởi, Cẩu  tử, Kỷ tử....

Hinh-anh-cau-ky-tu
Hình ảnh cây và quả Cẩu kỷ tử

Cẩu tử thuộc họ cà có tên khoa học Fructus Lycii.

Cẩu tử thuộc họ cây bụi mọc đứng, cây phân thành nhiều cành, có chiều cao từ 0,5 – 1,5m. Cành mảnh, nhỏ và có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá mọc cách hoặc mọc vòng, phiến lá hình mũi mác, hẹp đầu ở gốc, cuống lá ngắn. Hoa nhỏ mọc ở kẽ lá, có khi mọc đơn có khi mọc chụm lại. Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ. Thường ra hoa vào khoảng tháng 6 – 9, có quả khoảng 7 – 10.

Phân bố:

Bản địa cây Củ khởi là vùng Đông Nam châu Âu trải rộng sang Tây Nam châu Á nhưng cây này ngày nay chủ yếu trồng ở Trung Hoa với 7 loài được ghi nhận trong Quần thực vật Trung Hoa.

Tại Việt Nam, Kỷ tử thường trồng lấy đọt non và lá dùng làm rau nấu canh. Cây kỷ tử được trồng nhiều nhất ở vùng núi miền Bắc và có thể coi là một đặc sản ở Sa Pa, Lào Cai.

Thành phần hóa học:

Thành phần chủ yếu có Betain, nhiều loại axit amin, polysaccharid, vitamin B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, P, Fe.. . (Trung Dược Học).

Trong Kỷ tử có chừng 0,09% chất Betain (C5H11O2N) (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trong 100g quả có 3,96mg Caroten;150mg Canxi; 6,7mg P; 3,4mg sắt; 3mg Vit C; 1,7mg axit nicotic; 0,23mg Amon sunfat (Từ Quốc Quân và Triệu Thủ Huấn).

Trong Khởi tử có Lysin, Cholin, Betain, 2,2% chất béo và 4,6% chất Protein, Acid cyanhydric và có thể có Atropin (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Carotene, Thiameme, Riboflavin, Vitamin C, b-Sitosterol, Linoleic acid (Chinese Herbal Medicine).
Betain(Nishiyama R, CA 1965, 63 (4): 4660).

Valine, Glutamine, Asparagine (Nishiyama R, C A 1963, 59 (11): 13113b).

Trong 100g Câu kỷ tử có Carotene 3,39mg; Thiamine 0,23g; Riboflavine 0,33mg, Nicotinic acid 1,7mg; Vitamin C 3mg(Từ Quốc Quân, Dược Tài Học, Bắc Kinh 1960: 513).

Tác dụng của cây Kỷ tử


Cây kỷ tử được sử dụng từ rất lâu trong các bài thuốc Đông y, đặc biệt đây được coi là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền Trung hoa.

Theo tài liệu cổ Kỷ tử có những tác dụng cụ thể sau:

  • Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
  • Bổ ích tinh bất túc,minh mục, an thần (Dược Tính Bản Thảo).
  • Trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao (Thực Liệu Bản Thảo).
  • Tư thận, nhuận phế (Bản Thảo Cương Mục).
  • Chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, là thuốc tốt để ích tinh, minh mục... (Bản Thảo Kinh Sơ)
  • Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế (Trung Dược Học).
  • Tư dưỡng Can Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chủ trị các chứng bệnh:

  • Trị xoay xẫm, chóng mặt do huyết hư, thắt lưng đau, Di tinh, tiểu đường (Trung Dược Học).
  • Trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao, khái thấu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Cách dùng Cẩu tử


Câu kỷ tử có thể sử dụng bằng cách sắc với nước uống hàng ngày hoặc sử dụng để ngâm rượu sử dụng dần. Ngoài ra, cẩu tử có thể kết hợp với các vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Câu kỷ tử chỉ phát huy tác dụng tối ưu trong liệu trình điều trị bệnh yếu sinh lý nam giới khi được kết hợp với các thảo dược thiên nhiên khác như bá bệnh, mật nhân….Nếu chỉ sử dụng mỗi câu kỷ tử thì hiệu quả điều trị không cao.

Sử dụng Cẩu tử điều trị bệnh vô sinh, yếu sinh lý ở nam giới:

Mỗi tối nhai 15g Cẩu tử, sử dụng liên tục 1 tháng, sau khi tinh dịch trở lại bình thường sử dụng thêm 1 tháng.

Trong thời gian sử dụng thuốc, kiêng phòng dục.

Còn rất nhiều bài thuốc sử dụng Cẩu tử để hỗ trợ điều trị, chữa các chứng bệnh khác. Tuy nhiên thời gian hạn hẹp nên bài viết này tạm chia sẻ cơ bản về Cẩu kỷ tử đến bạn đọc.

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm thảo dược chất lượng tại “Thảo dược miền núi”.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


22/11/18

Đặc điểm, tác dụng và cách dùng nấm linh chi đỏ

Đặc điểm của nấm linh chi đỏ


Nấm linh chi đỏ thuộc họ nấm lim, thân gỗ, khi còn non bề mặt phía trên của nấm có màu đỏ bóng còn phía dưới có màu trắng xám, khi lớn lên bề mặt của chúng chuyển thành màu nâu bám.

Hinh-anh-nam-linh-chi-do
Hình ảnh nấm linh chi

Linh chi đỏ có nguồn gốc từ Hàn quốc, được liệt kê vào danh sách những loại nấm linh chi quý hiếm của thế giới. Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng đây là một trong những loại linh chi có dược tính mạnh nhất.

Nấm linh chi đỏ còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Nấm trường thọ, Vạn niên nhung hay Tiên thảo....

Tiên thảo có nguồn gốc từ Hàn quốc, ngoài ra còn được tìm thấy tại Trung Quốc, Việt Nam. Tại Việt Nam Tiên thảo chỉ được tìm thấy với số lượng rất nhỏ ở những khu vực rừng già, rừng nguyên sinh.

Tác dụng của nấm linh chi đỏ


Nấm linh chi đỏ và Nấm linh chi đen (Hay còn gọi là hắc linh chi) là 2 loại linh chi có dược tính mạnh nhất và nhiều tác dụng nhất trong y học.

Nhiều công trình nghiên cứu y khoa đã chứng minh được linh chi đỏ có những tác dụng cụ thể như:
Phòng, chống, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư:

Chất Germanium có tác dụng ức chế và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, ngoài ra nó còn giúp sản sinh các Vitamin, khoáng chất, chất đạm cần thiết cho cơ thể.

Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:

Chất Polysacchanride có tác dụng khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy từ đó thúc đẩy quá trình tiết ra insulin. Thiếu insulin là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến căn bệnh tiểu đường, đái tháo đường.

Giải độc gan, nâng cao khả năng bài tiết:

Nhóm Sterois trong linh chi đỏ có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan nhừng tổng hợp cholesterol, giúp trung hòa virut và ức chế nhiều loại vi khuẩn gây hại. Hỗ trợ điều trị tốt những bệnh: Viêm gan, sơ gan, gan nhiễm mỡ...

Cải thiện hệ tuần hoàn:

Tiên thảo giúp ngăn ngừa xơ vữa động  mạch, đặc biệt hiệu quả trong việc loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.

Tác động tốt đến hệ thần kinh:

Linh chi đỏ có tác dụng làm giảm sự mệt mỏi, trấn tĩnh thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của chất kích thích và làm thư giãn bắp thịt, giúp thư giãn thần kinh, dùng để trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress gây lo âu, căng thẳng.

Ổn định huyết áp:

Linh Chi đỏ giúp điều chỉnh huyết áp ổn định, nhất là ở người lớn tuổi, mang lại cuộc sống thư thái và thoải mái.

Cách dùng nấm linh chi đỏ


Có nhiều cách sử dụng nấm linh chi đỏ hiệu quả trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh....

Cach-dung-nam-linh-chi-do
Cách dùng nấm linh chi đỏ tốt cho sức khỏe

Một số cách dùng cụ thể như sau:

Cách 1:

Sử dụng nấm linh chi đỏ hiệu quả nhất là xay nấm thành bột và nấu chung với nước rồi uống như trà thay nước hàng ngày, khi sử dụng có thể cho thêm cỏ ngọt để có vị ngon hơn.

Nên sử dụng nước vào buổi sáng khi bụng còn đói. Uống nhiều nước nấm linh chi đỏ giúp giải độc gan, nếu có hiện tượng đi tiểu nhiều thì đừng lo lắng bởi lúc đó tác dụng của nấm đã được phát huy.

Cách 2:

Sử dụng nấm linh chi đỏ khô để ngâm rượu, tuy nhiên phương pháp này sẽ không tốt bằng phương pháp 1, bởi ngâm rượu sẽ làm giảm tác dụng của nấm linh chi. Ngâm rượu chỉ thực hiện khi kết hợp với các vị thuốc bổ khác, không ngâm rượu độc vị linh chi đỏ.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


21/11/18

Tác dụng và cách dùng cây đinh lăng

Tác dụng của cây đinh lăng


Cây đinh lăng là một loại thảo dược không hề xa lạ đối với những ai thích sưu tầm, sử dụng rượu thuốc. Theo truyền miệng thì rượu đinh lăng có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đến sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế đinh lăng có những tác dụng gì và những tác dụng mà theo “Lời kể” của người dân về loại thảo dược này có đúng không?


Cay-dinh-lang-la-nho
Hình ảnh cây Đinh lăng lá nhỏ

Đầu tiên chúng ta phải khẳng định rằng Đinh lăng rất tốt cho sức khỏe bởi nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh.

Theo TS Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM, TS Hương đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu tác dụng của cây đinh lăng trong suốt 7 năm (2000-2007). Nghiên cứu của tiến sĩ Hương đã chỉ ra đinh lăng có các tác dụng dược lý tương tự như sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn và dễ trồng hơn sâm. Cụ thể, theo nghiên cứu của tác giả, cây có tác dụng tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.

Lá đinh lăng có thể nghiền nhỏ và đặt trên vết thương để ngăn chặn sưng và viêm. Rễ có thể được đun sôi và uống để kích thích đi tiểu, làm dịu thần kinh, giảm đau khớp và hít phải để kích thích đổ mồ hôi.
Dịch chiết cồn của cây đinh lăng có tác dụng chống hen, chống histamin và ức chế tế bào mast giúp nó hữu ích trong việc điều trị hen suyễn.

Rễ cây đinh lăng có tác dụng tăng đáng kể chức năng bộ nhớ cũng như thời gian sống sót của chuột già.

Như vậy, tác dụng của cây đinh lăng là không thể phủ nhận, tuy nhiên đôi khi những lời truyền miệng cũng khuếch đại tác dụng của nó lên. Đinh lăng có tác dụng tốt đến sức khỏe nhưng nó không phải “thần dược”.

Cách dùng Đinh lăng


Đinh lăng có thể sử dụng độc vị và cũng có thể kết hợp trong nhiều bài thuốc khác để hỗ trợ điều trị và chữa bệnh.

Cách dùng độc vị:

Rượu đinh lăng là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng độc vị để hỗ trợ điều trị bệnh.

Rượu đinh lăng có tác dụng giúp cho cơ bắp dẻo dai và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Giúp chống hiện tượng mệt mỏi, đau vai gáy.

Kích thích ăn ngon miệng hơn, giúp cho dễ ngủ và ngủ sâu hơn và làm tăng khả năng hoạt động của não bộ.

Ngoài ra uống rượu đinh lăng hợp lý sẽ giúp tăng cân và giải độc thức ăn cực kỳ hiệu quả.

Lá đinh lăng có thể giã nhỏ và đặt lên vết thương hở giúp tránh nhiễm trùng và tránh bị sưng viêm.

Rễ có thể được đun sôi và uống để kích thích đi tiểu, làm dịu thần kinh, giảm đau khớp và hít phải để kích thích đổ mồ hôi.

Kết hợp đinh lăng với các vị thuốc khác:

Đinh lăng có thể kết hợp với nhiều vị thuốc nam khác để tạo lên các bài thuốc chữa bệnh như: Chữa ho lâu ngày, chữa đau lưng mỏi gối, chữa bệnh thiếu máu,...

Chữa ho lâu ngày:

Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá mỗi vị 8g.

Củ xương bồ 6g.

Gừng khô 4g.

Sau đó đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Chữa thiếu bệnh thiếu máu:

Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g.

Tam thất 20g.

Tán thành bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Lưu ý: 

Rễ đinh lăng có chứa nhiều Saponin giống như các loại nhân sâm, vì vậy sử dụng phải đúng liều, sử dụng quá liều dễ dẫn đến hiện tượng say, mệt mỏi và chóng mặt.

Tại sao đinh lăng lại có nhiều tác dụng như vậy?


Theo nghiên cứu thì Đinh lăng chính là một họ của nhân sâm, trong rễ của cây có chứa hàm lượng Saponin khá cao. Cây đinh lăng có chứa 8 loại saponin  oleanane, ngoài ra còn có các vitamin B1, B2, B6, vitamin C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể, trong đó có axid amin không thể thay thế như lyzin, cystein, methionin.

Đó là theo nghiên cứu khoa học hiện đại, ngoài ra theo Đông y: 

Rễ cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết.

Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.
Toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc.

Kết luận


Cây đinh lăng có rất nhiều loại: Đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá nhỏ (Còn gọi là Sâm Nam Dương), đinh lăng lá to, đinh lăng lá dĩa, đinh lăng lá răng, đinh lăng lá vằn....

Bài viết này đề cập đến loại được mệnh danh là Sâm Nam dương, chính là Đinh lăng lá nhỏ. Loại này thì phân bố rộng rãi khắp các tỉnh thành của Việt Nam, thường được sử dụng làm cây cảnh, làm hàng rào hay đặt trong các bệnh viện....

Theo kinh nghiệm, Cây đinh lăng sống trên 10 năm sẽ có tác dụng tốt nhất, đặc biệt là kiếm được một cây đinh lăng rừng lâu lăm thì cực kỳ giá trị. Hiện nay, số lượng cây lâu năm mọc ở rừng còn rất ít bởi sự khai thác cạn kiệt.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


20/11/18

Tác dụng và cách dùng cây râu mèo

Tác dụng của cây râu mèo


Cây râu mèo được biết đến với tác dụng hòa trung hòa acid uric và hòa tan urat, qua đó phòng ngừa được sự lắng đọng của 2 hoạt chất này giúp phòng chống nguy cơ bị bệnh sỏi thận hiệu quả.

Ngoài ra, cây râu mèo còn có nhiều tác dụng khác như giúp lợi tiểu, tăng sự bài tiết, hạ đường huyết giúp cân bằng huyết áp, bảo vệ gan, bảo vệ thận, trị mụn, chống viêm hiệu quả, chữa các chứng bệnh liên quan đến thận hư, viêm khớp, phù nề....

Tac-dung-cua-cay-rau-meo
Tác dụng của cây râu mèo đến các bệnh về thận

Đặc điểm và phân bố cây râu mèo


Cây râu mèo còn được biết đến với tên gọi: Cây bông bạc. Cây bông bạc thuộc họ Bạc hà, có tên khoa học là Orthosiphon stamineus.

Đặc điểm:

Cây bông bạc được gọi là câu râu mèo bởi phần hoa của nó có những sợi dây nhỏ vươn ra giống như râu của loài mèo. Thân cây có màu đỏ sẫm, lá màu xanh lục hình mũi mác, xung quanh viền lá có có răng cưa. Hoa màu tím nhạt.

Phân bố:

Cây râu mèo được tìm thấy nhiều ở các nước Đông Nam Á như: Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan.

Tại Việt Nam, râu mèo là loại cây xuất hiện ở nhiều tỉnh thành như: Lâm Đồng, Phú Yên, Thanh Hóa, Cao Bằng, Kiên Giang, Ninh Thuận …

Thành phần hóa học:

Râu mèo có tác dụng làm kiềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất Orthosiphonin và muối Kali trong dược liệu có tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận.

Tính vị:

Cây bông bạc có vị ngọt nhẹ, hơi đắng và tính mát.

Cách dùng cây bông bạc


Cây bông bạc được sử dụng trong Đông y từ rất lâu, chủ trị những bệnh liên quan về thận và gan.
Một số bài thuốc cụ thể sử dụng cây bông bạc.

Chữa sỏi tiết niệu loại nhỏ:

Sử dụng khoảng 10 gr râu mèo khô, rửa sạch và hãm với một ít nước như hãm trà. Sau đó dùng nước này và uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, trước khi ăn cơm từ 30 phút.

Chữa tiểu buốt, tiểu ra máu:

Dùng khoảng 40 gr râu mèo, 30 gr thài lài trắng. Tất cả sắc lấy nước uống hàng ngày. Mỗi ngày chia làm 3 lần và uống đều đặn. Khoảng hơn tuần thì bệnh sẽ thuyên giảm.

Chữa viêm thận, viêm bàng quang:

Để loại bỏ chứng viêm thận, viêm bàng quang, viêm khớp, viêm đường ruột: 40 gr râu mèo, 30 gr rễ ý dĩ, tỳ giải. Mỗi loại rửa sạch và sắc với nước để uống hàng ngày. Uống 3 tuần thì nghỉ 1 tuần và cứ lặp đi lặp lại như vậy bệnh sẽ khỏi hẳn.

Điều trị viêm gan siêu vi:

Sử dụng: 30 gr râu mèo, 30 gr cỏ lưỡi rắn, 30 gr cây chó đẻ, 30 gr cỏ mực, 30 gr atiso. Tất cả cho vào nồi sắc với 1 lít nước và thu lại khoảng 700 ml nước. Uống đều đặn trong ngày để tăng khả năng chữa bệnh. Uống 3 tuần thì nghỉ 1 tuần và cứ lặp đi lặp lại như vậy bệnh sẽ khỏi hẳn.

Trị viêm đường tiểu: 

Râu mèo, thài lài, chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống. Dùng trong một tuần .

Hỗ trợ điều trị bệnh gút: 

20gram râu mèo, 20gram dây gắm sắc với 1 lít nước uống trong ngày.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


19/11/18

Dâm dương hoắc và tác dụng của dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc là gì?


Dâm dương hoắc là một chi thực vật thuộc họ Hoàng mộc, có khoảng  63 loài và một số loài có tác dụng kích thích tình dục và làm thuốc chữa bệnh.

Dam-duong-hoac
Hình ảnh Dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc là một loại thực vật được họ nhà Dê rất thích ăn, bởi vậy mà khả năng sinh lý của loài dê là tốt nhất trong các loài động vật.

Nhờ quan sát tập tính ăn uống của loài dê mà từ xưa con người đã biết đến loại thảo dược này, kinh nghiệm chỉ ra rằng nó có tác dụng đáng kể đến khả năng sinh lý của cả nam giới và nữ giới.

Đặc điểm, phân bố:

Dâm dương hoắc còn có nhiều tên gọi như: Cương tiền, phương trượng thảo, thiên lưỡng kim, hoàng liên tổ, ngưu giác hoa, phế kinh thảo…. Dâm dương hoắc thuộc họ cây thân thảo, cao khoảng 0,5 – 1m có hoa, cuống dài. Cây có nhiều loài khác nhau như dâm dương hoắc lá to, dâm dương hoắc lá hình tim, dâm dương hoắc tá mác. Tất cả các loại trên đều được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ thận tráng dương cho nam giới.

Cương tiền phân bố chủ yếu ở miền rừng núi của Trung Quốc. Đây là cây thích hợp mọc ở vùng có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, cây mọc tại các vùng núi cao vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở: Hòa Bình, Sapa. Hiện nay, dâm dương hoắc thuộc loại cây quý, hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần được bảo vệ triệt để.

Tác dụng của dâm dương hoắc


Dâm dương hoắc theo Đông y có vị cay, ngọt, tính ấm. Tác dụng phổ biến của dâm dương hoắc nhiều người biết đến là bổ thận tráng dương. Tuy vậy, cây thuốc này là một dược liệu hiếm trong Đông y và còn rất nhiều tác dụng như:

  • Lợi tiểu tiện, ích khí lực, cường chí (Bản Kinh).
  • Kiện cân cốt, tiêu loa lịch (Danh Y Biệt Lục).
  • Bổ yêu tất (bổ lưng, gối), cường tâm lực (làm mạnh tim) (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
  • Bổ Thận hư, tráng dương (Y Học Nhập Môn).

Một số bài thuốc từ dâm dương hoắc


Trừ thấp giảm đau. Đau các khớp xương do phong thấp hoặc hàn thấp, chân tay co quắp tê cứng: 

Dâm dương hoắc 20g, uy linh tiên 12g, thương nhĩ tử 8g, quế chi 8g, xuyên khung 8g. Sắc uống.

Ngoài ra có thể dùng rượu dâm dương hoắc huyết đằng: Dâm dương hoắc 30g, ba kích 30g, kê huyết đằng 30g, rượu 1.000ml, đường phèn 60g. Ngâm sau 7 ngày thì dùng. Dùng cho các trường hợp phong thấp đau nhức xương khớp, đau lưng, đau mỏi toàn thân.

Điều trị yếu sinh lý, liệt dương, yếu sinh lý, tinh trùng ít, hoạt lực kém:

Thịt dê hầm dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 25g, thịt dê 200g. Cho chút rượu khuấy trộn đều, thêm muối hầm chín nhừ, thêm gừng, hành, gia vị để ăn.

Trị liệt dương, bán thân bất toại:

Rượu thuốc dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 1kg, rượu trắng 8 lít. Ngâm trong 2 tháng. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20ml.

Phụ nữ tiền mãn kinh, lo âu, hốt hoảng: 

Dâm dương hoắc 15g, bách hợp 15g, tiểu mạch 30g, đại táo 20g, cam thảo 6g. Sắc uống trong ngày.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


18/11/18

Đặc điểm, phân bố và tác dụng của Thương nhĩ tử

Thương nhĩ tử là gì ?


Thương nhĩ tử là một loại quả của thảo dược có tên gọi “Ké đầu ngựa”. Cây ké đầu ngựa có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Ké đầu ngựa được truyền vào nước ta từ lâu và bây giờ trở thành một loại cây mọc hoang dại. 

Thuong-nhi-tu
Hình ảnh Thương nhĩ tử

Tuy là một cây dại nhưng ít ai biết được đây chính là một loại thảo dược rất quý, chỉ những ai làm về Đông y mới biết được những công dụng tuyệt vời từ nó.

Đặc điểm và phân bố:

Ké đầu ngựa là một loại cây thân thảo, sống hằng năm, cao từ 1 – 1,5m. Thân nhiều khía rãnh và có lông cứng mọc bao quanh . Lá mọc so le, có phiến đa giác, có thuỳ và răng ở mép, lông ngắn ở hai mặt.

Cụm hoa hình đầu gồm hai loại: Cụm hoa đực nhỏ ở ngọn cành, to 5 – 7mm. Cụm hoa cái cao 10mm, có móc cong, mang 2 hoa cái trong 2 ô, tròn và không có lông.

Quả thuộc loại quả bế kép hình trứng, có vỏ (thực chất là lá bắc) rất cứng và dai, có hai ngăn, mỗi ngăn là một quả thật hình thoi dài 1,6cm. Quả có tên gọi là thương nhĩ tử.

Ké đầu ngựa là loại thảo dược được truyền từ Châu Mỹ vào nước ta từ rất lâu, hiện nay ở Việt Nam loại thảo dược này phân bố khắp các miền đất từ Bắc đến Nam.

Ngoài ra, ở Trung quốc cũng được tìm thấy ở khá nhiều tỉnh thành như: Hồ bắc, Giang tây, Sơn đông, Giang tô...

Bộ phận làm thuốc: Quả ké đầu ngựa hay còn gọi là Thương nhĩ tử.

Thành phần hóa học:

Theo trung dược học thì Thương nhĩ tử có chứa các dược chất: Xanthostrumarin, Dầu béo, Alkaloid, Xanthanol, Protein, Vitamin C....

Tác dụng của Thương nhĩ tử


Trong Đông y thương nhĩ tử được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Chúng còn được kết hợp với các vị thuốc khác để chữa nhiều chứng bệnh về thận, xương khớp...

Tính vị: Thương nhĩ tử có vị cay, đắng, ấm và hơi độc.

  • Vị ngọt, ấm (Sách Bản kinh)
  • Vị đắng (Sách Biệt lục)
  • Vị đắng ngọt, tính ấm, có độc nhỏ (Sách phẩm hối tinh yếu)
  • Vị ngọt, ấm, có độc (Theo sách trung dược đại từ điển)
  • Vị cay, đắng, ấm (Sách Trung dược học)

Quy kinh: Phế

  • Ngọc thu dược giải: Vào kinh Túc quyết âm Can
  • Bản thảo cầu chân: Vào 2 kinh Can, Tỳ
  • Hội ước y kính: Vào 2 kinh Can, Thận
  • Trung dược đại từ điển: Vào 2 kinh Phế, Can
  • Trung dược học: Có độc, vào kinh Phế
  • Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào kinh Phế


Tác dụng: Chỉ thống (Giảm đau), trừ phong thấp, làm thông mũi

Bản kinh: Chủ phong đầu lạnh đau, phong thấp chu tý, tay chân cong co đau, thịt độc cơ chết.

Bản thảo thập di: Ngâm rượu trừ phong, bổ ích.

Nhật Hoa tử bản thảo: Trị tất cả phong khí, thêm tủy, ấm lưng gối. Trị tràng nhạc, ghẻ lở và ngứa ngáy.

Bản thảo mông thuyên: Ngừng đau đầu, giỏi thông đỉnh môn, đuổi phong độc, gánh vác ở tuỷ xương, giết cam trùng thấp trốn.

Bản thảo chính: Trị tị uyên.

Bản thảo bị yếu: Giỏi phát hãn, tán phong thấp, trên thông đỉnh não, dưới chạy xuống chân gối, ngoài đạt bì phu. Trị đau đầu mắt tối, đau răng, tỵ uyên, bỏ gai.

Ngọc thu dược giải: Tiêu sưng khai tý, tiết phong khứ thấp. Trị ghẻ nhọt, phong ngứa ẩn chẩn.

Yếu dược phân tể: Trị tỵ tức (Mũi mọc thịt thừa).

Hội ước y kính: Điều trị các chứng trĩ.

Bản thảo tái tân: Trị nhức mắt.

Một số bài thuốc cụ thể của Thương nhĩ tử:

Chữa phong thấp, tê thấp, tay chân co rút:

Thương nhĩ tử 12g giã nát sắc uống.

Chữa phong thấp đau khớp, tê dại đau buốt nửa người, hoặc chân tay lở ngứa ra mồ hôi, viêm xoang, chảy nước mũi, đau trước trán, đau ê ẩm trên đỉnh đầu:

Thương nhĩ tử 12g, Kinh giới, Bạch chỉ mỗi vị 8g, Xuyên khung, Thiên niện kiện mỗi vị 6g sắc uống.

Chữa phong hủi:

Bài 1: Lá cây Ké đầu ngựa, lá Đắng cây, lá Thầu dầu tía, củ Khúc khắc đều 12g, lá Khổ sâm, lá Hồng hoa, lá Thanh cao, Kinh giới, Xà sàng, Bạch chỉ, đều 8g, Nam sâm 8g sắc uống.

Bài 2: Thương truật 1 cân, Thương nhĩ tử 3 lượng, đều nghiền nhỏ, cơm làm hoàn như hạt ngô đồng, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 chỉ. Kị phòng sự 3 tháng.

Thuốc dùng ngoài: 

Lá Ké đầu ngựa, Lá Cà độc dược, lá Trắc bá, lá Cau, lá Khổ sâm, lá Ngải cứu, lá Thông, lá Quýt nấu nước trước xông, sau tắm.

Chữa chứng phong khí mẩn ngứa:

Lá Ké đầu ngựa tán bột 8g, uống với rượu ngâm đậu đen. Phối hợp với thuốc dùng ngoài: Lá Ké đầu ngựa, lá Bồ hòn, lá Nghể răm, lá Thuốc bỏng, nấu nước để xông và tắm.

Trừ phong chỉ thống: 

Dùng để chữa phong thấp, đau răng, viêm mũi mạn tính, đau dây thần kinh ở mặt, đau dạ dày có thể dùng bạch chỉ, thương nhĩ tử, tân di mỗi thứ 12g, bạc hà 6g, nghiền thành bột mịn, uống với nước sôi để nguội.

Kết luận


Thương nhĩ tử là một vị thuốc quý, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng sẽ dễ dẫn đến ngộ độc. Không tự ý sử dụng bởi nó có thể gây tác dụng phụ, cần phải tham khảo các lương y để có được phương pháp sử dụng tốt nhất.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


17/11/18

Đặc điểm, phân bố và tác dụng của Bạch chỉ

Đặc điểm và phân bố của bạch chỉ


Bạch chỉ là một loại thảo dược thuộc học Hoa tán, được biết đến với nhiều cái tên như: Hòe hoàn, Phương hương, Lu hiêu, Bách chiểu, Trúc căn, Cưu lý....

Hinh-anh-cay-bach-chi
Hình ảnh cây bạch chỉ

Đặc điểm của cây bạch chỉ:

Là một thảo dược quý hiếm, thân thảo, sống lâu năm, thân cao từ 1 - 2,5 m. Thân mập. Rễ hình trụ có kích thước từ 3 - 5 cm, màu nâu, có mùi thơm. Thân xanh lục ánh tía, dày 2 - 8 cm, có lông tơ phía trên.

Hoa tán, kích thước từ 10 - 30 cm, cuống dài từ 4 - 20 cm. Cánh hoa màu trắng hình trứng ngược, có khía. Bầu nhụy nhẵn nhụi hay có lông tơ.

Quả gần tròn, kích thước 4 - 7 mm. Ra hoa vào khoảng tháng 7 - 8, kết quả tháng 8 - 9. Mọc trên độ cao 500 - 1000 m ở rìa rừng hay thung lũng đồng cỏ, ven suối.

Phân bố:

Cây bạch chỉ phân bố nhiều ở miền Đông Siberi, đông bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản...
Hiện nay, Bạch chỉ được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng hay các vùng núi. Các tỉnh trồng nhiều bạch chỉ là: Hà Nội (Văn Điển), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Lào Cai (Sa Pa) . . .

Thành phần hóa học:

Trong Bạch chỉ chứa tinh dầu và các dẫn chất Curamin là :Byak-Angelicin, Byak Angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phelloterin, Xanthotoxin, Anhydro Byakangelicin (Iso Byakangelicol), Neobyak Angelicol. Ngoài ra còn có Marmezin và Scopetin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Byak-Angelicin, Byak Angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phelloterin, Angelic Acid, Angelicotoxin, Xanthotoxin, Marmesin, Scopolotin, Isobyakangelicol, Neobyakangelicol (Trung Dược Học).

Isoimperatorin, Alloisoimperatorin, Alloimperatorin, Oxypeucedanin, Oxypeucedanin hydrate, Byakangelicin, Byakangelicol, Neobyakangelicol, Phellopterin, Xanthotoxol, Bergapten, 5-Methoxyl-8-Hydroxypsoralen, Cnidilin, Pabulenol (Okuyama T. Chem Pharm Bull). + Sitosterol, Palmitic acid (Đái Phu Tiến, Hóa Tây Dược Học Tạp Chí 1990).

Tác dụng của cây Bạch chỉ


Trong y học cổ truyền, bạch chỉ cũng là tên gọi của một vị thuốc Bắc, được bào chế từ rễ cây bạch chỉ phơi hay sấy khô.

Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy vào 3 kinh: phế, vị , đại tràng.

Chủ trị:

Giải cảm hàn, dùng trong các bệnh do lạnh gây ra, biểu hiện đau đầu, chủ yếu đau phần trán và đau nhức phần xương lông mày, hốc mắt hoặc đau mắt mà nước mắt trào ra . Phối hợp với địa liền, cát căn , xuyên khung . Có trong thành phần của phương Bạch Địa Căn (bạch chỉ- địa liền- cát căn), hoặc bột khung chỉ.

Trừ phong chỉ thống: Dùng để chữa phong thấp, đau răng, viêm mũi mạn tính, đau dây thần kinh ở mặt, đau dạ dày có thể dùng bạch chỉ , thương nhĩ tử, tân di mỗi thứ 12g, bạc hà 6g, nghiền thành bột mịn, uống với nước sôi để nguội.

Giải độc trừ mủ (Bài nùng), dùng đối với nhọt độc, viêm tuyến vú hoặc rắn độc cắn (Phối hợp bồ công anh, kim ngân hoa, cam thảo) hoặc trị mụn nhọt có mủ.

Một số tác dụng cụ thể của Bạch chỉ:

  1. Tác dụng giảm đau: Làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng, đau thần kinh mặt.
  2. Tác dụng kháng khuẩn: Ức chế trực khuẩn ly, thương hàn.
  3. Tác dụng chống viêm.
  4. Kháng khuẩn lao.
  5. Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh.
  6. Tác dụng làm đẹp da, bạch chỉ trị mụn chữa trứng cá hiệu quả
  7. Bạch chỉ kết hợp với các thảo dược khác với để chữa các bệnh như: 
  8. Trị phong tà, nôn mửa, hông sườn, đầu đau, khát lâu ngày, chóng mặt, mắt ngứa, trừ phong tà, làm sáng mắt, cầm nước mắt, trừ mủ. 
  9. Trị ngực bụng đau như kim đâm, phụ nữ bị băng huyết, tiểu ra máu, lưng đau, bụng đau, ói nghịch. 
  10. Bổ thai lậu, hoạt lạc, phá huyết xấu, bổ huyết mới, bài nùng, chỉ thống, sinh cơ.
  11. Trị mắt đỏ, mắt có mộng, vú sưng đau, phát bối, loa lịch (Lao hạch), trường phong, trĩ lậu, mụn nhọt, lở ngứa, trị da ngứa do phong, bụng đau do lạnh, cơ thể đau do phong thấp.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


16/11/18

Cẩu tích và tác dụng của lông cu li

Cẩu tích là gì?


Cẩu tích là một thảo dược miền núi có nguồn gốc từ các ngọn núi cuả Trung quốc cho tới phía tây bán đảo Ma Lai. Cẩu tích còn được gọi với nhiều cái tên: Lông cu li, xương sống chó, cây lông khỉ, kim mao cẩu tích...

Tac-dung-cua-cau-tich
Cẩu tích hay còn gọi là lông cu li

Cẩu tích từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc trong y học cổ truyền Trung hoa và Đông Nam Á. Mặc dù từ có sự phân bố khá rộng nhưng do có thời điểm nạn khai thác tận diệt nên quần thể loài bị sụt giảm nghiêm trọng.

Đặc điểm cây lông khỉ:

Cây lông khỉ là một loài quyết thực vật có chiều cao thấp, mọc ở tầng dưới cùng của các thảm thực vật. Bên ngoài cây bao phủ một lớp lông màu vàng, nếu nhìn không kỹ rất dễ nhầm tưởng đó là một con vật.

Khi mọc thẳng cây chỉ cao tới 1 m, nhưng nó thường mọc bò, tạo thành các cụm cây trên các sườn đồi tại các khu rừng thưa và tại các khu vực có dấu chân người. Các lá lược dài tới 3 m. Các ổ túi bào tử mọc ở rìa các lá chét con.

Phân bố:

Cây phân bố rất rộng rãi ở ven rừng phục hồi sau nương rẫy và trên các tràng cây bụi hoặc nơi đất ẩm gần bờ khe suối, rừng núi ở khắp các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng....

Thành phần hóa học:

Có alkaloid tục đoạn, ít tinh dầu, chất màu, vitamin E (sách của Đỗ tất Lợi gọi chất alkaloit trong Đỗ trọng là Lamin). Cũng theo sách này viết sơ bộ nghiên cứu Tục đoạn Việt Nam thấy dịch chiết Tục đoạn có vị hơi ngọt, sau hơi tê lưỡi, có phản ứng acid với giấy quì, có phản ứng dương với các thuốc thử chung với alkaloit, phản ứng tanin cũng rõ rệt, có đường và có thể có saponin (Lê Anh 1961, Bộ môn Dược liệu).

Tác dụng của lông cu li


Lông cu li có vị đắng, tính ôn đi vào hai kinh can và thận (Bởi vậy cây thường được dùng trong các phương thuốc để bồi bổ can, thận).

Ngoài ra lông cu li còn dùng để cầm máu rất hiệu quả: Khi bị chảy máu chỉ cần lấy 1 ít lông này đắp vào vết thương là cầm được máu ngay. Tác dụng này có được là do lông cu li hút huyết thanh của máu, hình thành máu cục bởi vậy làm cho máu chóng đông.

Một số tác dụng cụ thể của cây xương sống chó:


  • Bổ can thận, mạnh gân xương lưng gối, trừ phong thấp
  • Trị chứng thận hư, đau lưng, cứng cột sống, tiểu tiện khó cầm
  • Chữa bệnh phụ nữ khí hư, bạch đới, phụ nữ có thai mà lưng, người đều đau
  • Tác dụng cầm máu 
  • Tác dụng mạnh gân xương nhất là ở người cao tuổi

Một số bài thuốc hay từ Cẩu tích


Chữa phong thấp, chân tay tê bại:

Cẩu tích 20g, Ngưu tất, Tục đoan, Đỗ trọng, Tang chi mỗi vị 8g, Tùng tiết, Quế chi mỗi vị 4g, Tần giao, Mộc qua mỗi vị 12g, nước 600ml, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa phong thấp đau nhức xương khớp, tay chân yếu mỏi hoặc bại liệt co quắp:

Cẩu tích 15g, Tục đoan, Cốt toái bổ mỗi vị 12g, đương quy 10g, xuyên khung, bạch chỉ mỗi vị 4g, sắc uống.

Lưng gối mỏi do thận can hư:

Cẩu tích 10 g, Sa uyển tử 12 - 15 g, Đỗ trọng 10 - 12 g. Sắc uống ngày một thang.

Đau mỏi thắt lưng tiểu tiện luôn, phụ nữ đới hạ:

Cẩu tích, Thục địa mỗi vị 16g, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Sơn thù du, Lộc giao (chưng), Đỗ trọng mỗi thứ 12 g. Sắc uống.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


15/11/18

Tác dụng của cây đỗ trọng

Tác dụng của cây đỗ trọng


Cây đỗ trọng là một loài thảo dược nhỏ thân gỗ có nguồn gốc từ Trung quốc, đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Tác dụng của cây đỗ trọng trong Đông y đặc biệt là y học cổ truyền Trung hoa là cực kỳ đa dạng. Hiện nay, cây đỗ trọng được trồng nhiều với tên gọi là Cây ngô đồng.


Tac-dung-cua-cay-do-trong
Tác dụng của cây đỗ trọng trong điều trị bệnh thận, xương khớp

Vỏ đỗ trọng được sử dụng trong y học cổ truyền Trung hoa để điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối cũng như để ngăn ngừa sẩy thai và hạ huyết áp tùy theo cách dùng như dùng sống, sao đen, tẩm muối đem sao. Ngoài ra còn có tác dụng bổ thận, là một vị thuốc chủ đạo trong các phương thuốc điều trị bệnh về thận và xương khớp.

Tính vị của cây ngô đồng:

  • Vị cay, tính bình (Bản Kinh).
  • Vị ngọt, tính ôn, không độc (Biệt Lục).
  • Vị đắng (Dược Tính Bản Thảo).
  • Vị ngọt, hơi cay, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).


Cây ngô đồng trong y học cổ truyền Trung hoa có những tác dụng cụ thể như:

  • Tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh, dãn mạch,  tăng lưu lượng máu của động mạch vành
  • Tác dụng kháng viêm, tăng cường chức  năng vỏ tuyến thượng thận
  • Tác dụng chống co giật và giảm đau
  • Tác dụng điều chỉnh chức năng của tế bào, giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể
  • Tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu và tác dụng lợi tiểu
  • Tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn  Coli, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết B

Đặc điểm, phân bố cây đỗ trọng


Cây đỗ trọng còn được người dân Trung quốc gọi là cây ngô đồng. Ngoài tự nhiên chúng đã tuyệt chủng bởi nạn khai thác tận diệt của người dân, hiện nay vị thuốc này hoàn toàn được nhân giống và trồng bởi bàn tay con người. Tuy nhiên, sản phẩm trồng vẫn có những tác dụng tuyệt vời giống như cây ngoài tự nhiên.

Đặc điểm nhận biết:

Cây Đỗ trọng có thể cao tới 15 m. Lá của nó sớm rụng, thuộc loại lá đơn hình trứng, mọc so le với các chóp lá nhọn, dài khoảng 8 – 16 cm với mép lá có răng cưa. Nếu lá bị khía, các tuyến chứa nhựa mủ (latex) được rỉ ứa ra từ các gân lá sẽ đông cứng lại thành một dạng cao su và hàn gắn hai phần lá lại với nhau. Hoa nhỏ, màu ánh lục, không lộ rõ. Quả là loại quả cánh, chứa một hạt, trông tương tự như quả cánh của cây du, dài 2 – 3 cm và rộng 1 – 2 cm.

Phân bố:

Nguồn gốc của cây Đỗ trọng là ở Trung quốc. Tuy nhiên do nạn khai thác tận diệt nên hiện giờ giống loài tự nhiên đã bị tuyệt chủng. Cây ngô đồng đang được trồng nhiều và phổ biến ở Trung quốc, những năm gần đây cây thuốc quý này cũng đã được trồng tại Việt Nam nhưng chưa được nhân giống rộng rãi.

Bài thuốc hay từ Đỗ trọng


Trị thắt lưng đau do thận hư:

Đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng với sữa tô 1 cân, chia làm 10 thang.

Mỗi đêm lấy 1 thang ngâm với 1 thăng nước cho tới canh năm, sắc còn 3 phần, giảm còn 1, lấy nước, bỏ bã, rồi lấy 3 - 4 cái thận dê, xắt lát bỏ vào sắc tiếp, bỏ tiêu muối vào như nấu canh uống lúc đói (Hải Thượng Phương).

Trị lưng đau do thận hư: 

Nếu thận dương hư dùng: Thục địa 26g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 10g, Câu kỷ tử 12g, Đương quy 16g, Thỏ ty tử 12g, Phụ tử 6g, Nhục quế 8g, Đỗ trọng 12g, Lộc giác giao 10g, sắc uống hoặc dùng mật chế làm hoàn (Hữu Quy Hoàn - Cảnh Nhạc Toàn Thư).

Nếu thận âm hư dùng: Sinh địa 16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Thỏ ty tử 12g, Câu kỷ tử 16g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 12g, Cẩu tích 12g, Nhục thung dung 12g, sắc uống hoặc chế với mật làm hoàn (Tả Quy Hoàn - Cảnh Nhạc Toàn Thư).

Trị liệt dương, di tinh:

Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục địa 230g, Mạch môn, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 180g.

Tán bột mịn, trộn với mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt (Thập Bổ Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Kết luận


Đỗ trọng là một thảo dược quý, được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây thuốc có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh liên quan đến thận và xương khớp.

Trên đây là một số bài thuốc điều trị bệnh thận có sử dụng Đỗ trọng. Hi vọng bài viết đã mang đến những kiến thức tuyệt vời cho bạn đọc.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


14/11/18

Tác dụng của Thỏ ty tử

Thỏ ty tử là gì?


Thỏ ty tử là tên của hạt dây tơ hồng, một vị thuốc được sử dụng trong Đông y từ hàng ngàn năm trước. Dây tơ hồng là một loại thực vật chẳng xa lạ gì với người dân Việt Nam cả, tuy nhiên hạt của dây tơ hồng thì chắc chắn rất ít người được nhìn thấy và biết đến. Chúng ta thường nghĩ đó là một loại dây kí sinh, không có lá, chưa từng nghĩ là nó có hoa chứ đừng nói đến là nó lại có thể ra quả và tạo hạt.


Tho-ty-tu-la-gi
Thỏ ty tử là tên khác của hạt dây tơ hồng

Việt Nam gọi thỏ ty tử với nhiều cái tên như: Thỏ ty thực, thổ ty tử, thỏ lư, thỏ lũ, thỏ lũy, xích cương, thổ khâu, ngọc nữ, đường mông, hỏa diệm thảo, dã hồ ty, ô ma, kim cô, hồ ty, lão thúc phu, nghinh dương tử, nàn đại lan, vô căn đẳng, kim tuyến thảo, kim tiền thảo, thiện bích thảo, hoàng ty tử, la ty tử, hoàng la tử, đậu hình tử, hoàng cương tử...

Đặc điểm của dây tơ hồng

Tơ hồng có thể dễ dàng xác định nhờ các thân cây mỏng và dường như không có lá của chúng. Thực ra, các lá đã giảm kích thước đến mức rất nhỏ. Chúng gần như hoàn toàn không có diệp lục và vì thế không thể quang hợp một cách có hiệu quả và phải phụ thuộc hoàn toàn vào cây chủ trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng.

Hoa của cây tơ hồng có thể có màu từ trắng tới hồng hay vàng hoặc kem. Một số loài ra hoa vào đầu mùa hè, các loài khác thì muộn hơn phụ thuộc vào từng loài. Hạt của nó rất nhỏ và được sinh ra với một lượng lớn. Chúng có lớp vỏ cứng và có thể sống sót trong đất từ 5-10 năm hoặc hơn thế.

Hạt của cây tơ hồng nảy chồi ở hay gần bề mặt của lớp đất. Mặc dù sự nảy mầm của nó có thể diễn ra mà không cần cây chủ, nhưng nó cần phải nhanh chóng vươn tới những cây xanh ở cạnh đó thật nhanh, thân cây non bò về phía ánh sáng màu lục được truyền tới nó xuyên qua các lá cây khác ở gần đó. Nếu trong phạm vi từ 5 - 10 ngày kể từ khi nảy mầm mà nó không vươn tới được cây xanh nào khác thì cây tơ hồng sẽ chết.

Đặc điểm của thỏ ty tử (Hạt dây tơ hồng):

Thỏ ty tử hình tròn, đường kính nhỏ dưới 0,1cm. Vỏ ngoài màu nâu đỏ hoặc vàng nâu, hơi xù xì. Nấu với nước sôi thì dễ vỡ tách, để lộ nhân hình tròn màu trắng. Không mùi, vị nhạt. Loại nào màu vàng xám, hạt mẩy, không lẫn tạp chất vào là loại tốt.

Phân bố:

Dây tơ hồng được tìm thấy ở khắp nơi trên Trái đất. Chúng có rất nhiều chi, mỗi nơi tìm thấy một vài chi của nó. Ở Việt Nam thì đâu đâu cũng có thể bắt gặp dây tơ hồng, chúng thường kí sinh trên nhiều loài thực vật khác như cây cúc tần, cây vải, cây nhãn....

Thành phần hóa học:

La ty tử có vị ngọt, cay. Vào kinh can, thận, tỳ.

La ty tử có chứa những hoạt chất: Glycoside, Chất quercetin , Lecithin, Carotenoid, Vitamin A và nhiều chất khác.

Tác dụng


Theo Đông y thỏ ty tử có vị ngọt, cay, tính hơi ấm, quy vào ba kinh can, thận, tỳ. La ty tử tác dụng ôn thận tráng dương, dưỡng can, bổ thận, ích tinh tuỷ, cường cân, kiện cốt, dưỡng cơ, minh mục. Chủ trị các chứng thận hư, tinh lạnh, liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối. Các trường hợp đi giải nhiều lần, tả lỵ lâu ngày không khỏi. La ty tử bổ can, sáng mắt, lợi niệu, tiêu phù, chữa phụ nữ đẻ non với tính chất thường xuyên.

Tác dụng cụ thể của Thỏ ty tử:

  • Trị thận hư, đau lưng, di tinh, liệt dương
  • Trị mắt mờ do Can huyết suy
  • Trị dễ xảy thai
  • Trị khớp viêm
  • Trị trĩ, ngứa, đau trong hậu môn
  • Trị sưng phù thân thể, mặt sưng to
  • Trị mặt mọc mụn đau nhức
  • Trị táo bón, ù tai, họng khô, đầu váng.

Kết luận


Thỏ ty tử được sử dụng trong Đông y từ rất lâu, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Đặc biệt là tác dụng của thỏ ty tử lên sinh lý nam giới là rất tuyệt vời.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com